Các cách đình chỉ thai nghén phù hợp với từng tuần tuổi thai nhi

Đình chỉ thai nghén là gì? Có bao nhiêu cách đình chỉ thai nghén để phù hợp với từng tuần tuổi thai nhi (8 tuần, 12 tuần, 18 tuần…) đảm bảo an toàn, không hậu quả tương lai? Tập hợp những thông tin về quy trình phá thai – đình chỉ thai nghén mà phụ nữ cần biết.

Đình chỉ thai nghén là gì?

Đình chỉ thai nghén phù hợp với từng tuần tuổi thai nhi ra sao thì đúng?

Đình chỉ thai nghén phù hợp với từng tuần tuổi thai nhi ra sao thì đúng?

Đình chỉ thai nghén là thuật ngữ y khoa nói về việc sử dụng biện pháp can thiệt bên ngoài khiến quá trình mang thai của phái nữ bị chấm dứt. Đình chỉ thai nghén hay được mọi người gọi dân dã là PHÁ THAI.

Đình chỉ thai nghén hay phá thai không còn quá mới mẻ, xa lạ ở nước ta. Việt Nam luôn là quốc gia có tỉ lệ nạo, phá thai lớn nhất. Đặc biệt xu hướng đình chỉ thai nghén đang bị trẻ hóa về độ tuổi. Ở nước ta, ngoài các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa thực hiện thủ thuật này thì có vô số các địa điểm “chui” cũng đang “kinh doanh” phá thai, phục vụ chủ yếu các đối tượng còn trẻ lỡ “vui vẻ” sớm nên bị mang bầu ngoài ý muốn và muốn giấu diếm gia đình, không cho người ngoài biết.

Các cách đình chỉ thai nghén theo tuần tuổi thai nhi

Đình chỉ thai nghén nội khoa – Phá thai bằng thuốc

Phá thai bằng thuốc được coi là cách đình chỉ thai ít tác hại nhất

Phá thai bằng thuốc được coi là cách đình chỉ thai ít tác hại nhất

Đình chỉ thai nghén bằng thuốc thường được áp dụng với thai nhi tuần tuổi nhỏ (từ 2 đến 5 tuần tuổi). Nhưng chú ý là phương pháp này chỉ áp dụng được khi thai nhi đã đi vào trong tử cung.

Phá thai bằng thuốc được coi là phương pháp an toàn bậc nhất, hiệu quả nhanh (từ 96-99%) và ít để lại di chứng cho sức khỏe sinh sản sau này. Hiện nay các cơ sở y tế đều sử dụng thuốc Mifepristone (Mifestad®200) và Misoprostol để giúp phụ nữ đình chỉ thai nghén nhanh chóng.

1 viên Mifepristone (Mifestad®200) sẽ được uống ở cơ sở y tế. Thuốc này có công dụng làm thai nhi ngừng phát triển. Sau khi uống, cơ thể bạn hoàn toàn bình thường, tuy nhiên âm đạo sẽ ra máu.

2 viên Misoprostol sẽ được uống sau 2 ngày tiếp theo. Thường bác sỹ sẽ cho bạn uống Mifepristone tại cơ sở y tế, giám sát biểu hiện cơ thể bạn. Nếu an toàn, họ sẽ đưa thuốc Misoprostol để về nhà bạn uống. Khoảng 30 phút đến 3 tiếng sau khi uống Misoprostol, phụ nữ sẽ có hiện tượng đau bụng, ra máu và bào thai được tống ra ngoài.

Phương pháp đình chỉ thai ngoại khoa

Phương pháp này sẽ được bác sỹ áp dụng trong các trường hợp thai phụ không thể đình chỉ thai bằng thuốc. Đình chỉ thai nghén ngoại khoa bao gồm:

Hút điều hòa kinh nguyệt: Áp dụng với thai từ 5-7 tuần. Lúc này phôi thai mới được hình thành, bác sỹ sẽ dùng dụng cụ bơm hút chân không bằng tay cùng ống hút thai chuyên dụng để hút phôi thai ra ngoài. Hút điều hòa kinh nguyệt khá nhanh nhưng do cổ tử cung phải chịu tác động của dụng cụ y tế nên vẫn sẽ đau.

Nạo phá thai: Áp dụng với thai từ 8 tuần đến 14 tuần. Để thực hiện, bác sỹ phải nong rộng cổ tử cung để đưa các dụng cụ y học vào bên trong. Một que kim loại sau khi đã được sát trùng cẩn thận được đưa vào cổ tử cung và nạo, múc phôi thai ra ngoài. So với hút điều hòa kinh nguyệt thì nạo phá thai đau và nguy hiểm hơn. Nếu nạo không kỹ sẽ sót nhau, sót dịch bên trong. Nhưng nếu nạo quá đà sẽ làm sang chấn cổ tử cung, dễ gây vô sinh sau này.

Thai càng nhiều tuần tuổi thì việc phá bỏ càng gặp nhiều rủi ro

Thai càng nhiều tuần tuổi thì việc phá bỏ càng gặp nhiều rủi ro

Kích thích sinh non: Đây là phương pháp đình chỉ thai nghén áp dụng với trường hợp tuổi thai nhi đã lớn (khoảng 4-5 tháng tuổi). Do tại thời điểm này thai nhi hầu nhu đã phát triển đầy đủ hoàn thiện mọi bộ phận nên phương án phá thai tối ưu nhất là kích thích sinh non. Do thực hiện khá đau nên thai phụ sẽ được gây mê. Bác sỹ sẽ đặt ống nhựa vô trùng vào trong buồng tử cung sau đó kích và bơm nước vào trong buồng tử cung, bơm oxytocin để khiến tử cung co bóp nhanh đẩy thai ra ngoài. Việc đình chỉ thai nghén bằng cách kích thích sinh non khá là nguy hiểm.

Cân nhắc kỹ trước khi đình chỉ thai nghén

Cho dù bạn lựa chọn bất cứ phương pháp đình chỉ thai nghén thì cũng sẽ phải đối diện với tình trạng không may bị ảnh hưởng bởi nhiều biến chứng. Cụ thể:

  • Băng huyết: Nếu không cầm được máu, từ băng huyết dẫn tới thiệt mạng rất nhanh.
  • Thai lưu, sót thai và sót nhau thai
  • Thủng, rách cổ tử cung.
  • Nguy cơ vô sinh
  • Rối loạn nội tiết tố nữ.
  • Bị viêm nhiễm phụ khoa
  • Sang trấn tâm lý

Hãy suy nghĩ cho kỹ trong việc đình chỉ thai nghén. Thay bằng việc khắc phục khi sự cố đã xảy ra, bạn nên học cách phòng bị. Chọn ngay cho mình một biện pháp tránh thai hiệu quả để an toàn “yêu”.

Nguồn: poliva.vn