Chu kỳ kinh nguyệt là một phần quan trọng của sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, đa số chị em sẽ không tránh khỏi một số vấn đề khó chịu khi hành kinh như đau bụng, chuột rút và đặc biệt là mùi hôi từ kinh nguyệt. Thực chất, máu kinh có mùi là điều bình thường nhưng bạn vẫn nên lưu ý nếu máu kinh có mùi hôi nghiêm trọng.
Máu kinh nguyệt có mùi hôi tanh có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn đang lo lắng và có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này thì hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết sau của Hyalosan nhé!
Máu kinh nguyệt bao gồm máu và các mô niêm mạc tử cung, tế bào âm đạo. Khi thoát ra ngoài, máu kinh nguyệt thường đặc dính, có thể có cục máu đông và sẫm màu là điều bình thường. Về bản chất, máu kinh nguyệt cũng là máu tươi nên sẽ luôn có mùi như mùi sắt gỉ nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy máu kinh có mùi hôi một chút qua mỗi lần thay băng vệ sinh thì cũng không có gì đáng lo ngại.
Trong hầu hết trường hợp, máu kinh nguyệt có mùi hôi nhẹ là vì máu đã thoát ra khỏi cơ thể và tồn đọng trong băng vệ sinh nhiều giờ. Nếu bạn mang băng vệ sinh trên 6 giờ hoặc qua đêm, máu kinh bị ứ đọng đủ lâu sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Nói cách khác, mùi hôi mà bạn nhận thấy khi thay băng vệ sinh sau vài giờ thường là mùi của các tế bào hồng cầu đang chết dần và nuôi dưỡng vi khuẩn.
Bên cạnh đó, máu kinh có mùi hôi còn là vì băng vệ sinh đã chặn hết luồng lưu thông của không khí đến vùng sinh dục. Điều này càng khiến môi trường ở quần lót trở nên ẩm ướt, nóng và bí bách hơn. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây mùi.
Nếu bạn sử dụng băng vệ sinh dạng que (tampon), tuy tạm thời có thể ngăn mùi nhưng thực chất là vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể. Vì vậy, nếu giữ tampon quá lâu trong âm đạo, bạn vẫn nhận thấy được mùi hôi sau khi lấy tampon ra.
Máu kinh có mùi hôi nhẹ qua mỗi lần thay băng vệ sinh thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số trường hợp máu kinh có mùi hôi tanh nồng nặc thì có thể do một số vấn đề hoặc bệnh phụ khoa sau đây:
2.1. Mất cân bằng độ pH khiến âm đạo nhiễm khuẩn
Môi trường âm đạo bao gồm cả vi khuẩn có lợi lẫn vi khuẩn có hại. Thông thường, vi khuẩn gây bệnh sẽ được kiểm soát bởi vì cơ thể bạn đang duy trì được môi trường cân bằng về độ pH. Tuy nhiên, âm đạo thường có tính axit hơn trong “ngày đèn đỏ”. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn xấu và khiến máu kinh có mùi hôi. Dù vậy nhưng điều này thường không đáng lo và bạn có thể cải thiện mùi bằng việc chăm sóc “cô bé” đúng cách.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy máu kinh có mùi hôi tanh khó chịu thì cần phải chú ý hơn. Lúc này, mùi hôi nồng nặc từ âm đạo và máu kinh có thể do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nguyên nhân gốc rễ của tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn thường không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Thay vào đó là do bạn quan hệ tình dục không an toàn hoặc thụt rửa gây mất cân bằng độ pH. Ngoài mùi hôi khó chịu, các triệu chứng khác của viêm âm đạo do vi khuẩn bao gồm:
2.2. Máu kinh có mùi hôi liên quan đến nhiễm nấm âm đạo
Máu kinh có mùi hôi khó chịu đôi khi là do bạn mắc bệnh lý tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida gây ra là chủ yếu. Về nguyên nhân cơ bản, nhiễm nấm xảy ra là do mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo, dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm men.
Bạn có nhiều nguy cơ nhiễm nấm âm đạo hơn nếu dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai. Nếu nghi ngờ nhiễm nấm, bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc chống nấm phù hợp.
Nhiễm trùng roi Trichomonas
Đây là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Máu kinh có mùi hôi khó chịu cũng có thể liên quan đến nhiễm trùng roi. Một số dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết bệnh bao gồm tiết dịch âm đạo bất thường, đau rát khi đi tiểu, vùng kín ngứa, có mùi hôi… Trong trường hợp này, bạn cần đi khám phụ khoa để điều trị bệnh kịp thời.
2.3. Máu kinh có mùi hôi liên quan đến viêm cổ tử cung
Nhiễm trùng bên trong âm đạo rất dễ truyền đến cổ tử cung. Sau đó, các mô của cổ tử cung có thể bị viêm và tạo thành vết loét hở. Vì vậy, nếu đột nhiên máu kinh có mùi hôi bạn cũng nên lưu ý đến nguy cơ viêm nhiễm cổ tử cung. Các triệu chứng khác bao gồm tiết dịch âm đạo có mủ, đi tiểu thường xuyên, đau khi đi tiểu… Đôi khi, viêm cổ tử cung khiến bạn chảy máu bất thường giữa kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ nhưng lại dễ nhầm lẫn với máu kinh nguyệt nên cũng cần lưu ý đi khám sớm nhất có thể.
Nhiều chị em thường lo lắng rằng liệu máu kinh có mùi hôi thì người xung quanh có phát hiện ra hay không? Thực chất, bạn không cần quá lo lắng vì khả năng người khác ngửi thấy mùi kinh nguyệt của bạn là rất thấp. Điều này không khó để khẳng định. Bạn hãy thử nghĩ lại liệu mình có bao giờ ngửi thấy mùi của những chị em khác khi họ “tới tháng” hay chưa? Chắc hẳn là không phải không nào?
Vì vậy, bạn không cần cảm thấy xấu hổ về chu kỳ kinh nguyệt và những điều tự nhiên xảy ra trong “ngày đèn đỏ”. Nếu không liên quan đến bệnh lý, việc chăm sóc “vùng tam giác mật” đúng cách hoàn toàn có thể giúp bạn hạn chế tình trạng máu kinh có mùi hôi. Sau đây là những bí quyết hữu ích mà chị em có thể áp dụng để giữ vệ sinh cho vùng kín:
3.1. Thay băng vệ sinh thường xuyên để ngăn máu kinh có mùi hôi
Thông thường, máu kinh nguyệt có mùi hôi là vì lượng máu này ứ đọng trong băng vệ sinh quá lâu. Vì vậy, dù máu kinh không ra quá nhiều thì bạn cũng nên thay băng vệ sinh thường xuyên. Thời gian hợp lý đó là bạn nên thay băng từ 3 đến 5 giờ mỗi lần để ngăn mùi khó chịu và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
3.2. Cắt tỉa lông vùng kín
Nếu lông mu của bạn quá dày, mùi hôi càng dễ phát triển hơn trong “ngày đèn đỏ”. Bởi vì khi “rụng dâu”, máu kinh nguyệt cùng với mồ hôi sẽ dính vào lông ở vùng kín và gây ra mùi khó chịu. Giải pháp hữu ích là bạn có thể cắt tỉa bớt lông mu để ngăn ngừa vùng kín có mùi hôi nhé!
3.3. Không nên dùng băng vệ sinh chứa hương liệu
Nhiều chị em cho rằng dùng băng vệ sinh có mùi thơm sẽ ức chế được mùi hôi khó chịu từ “cô bé”. Thế nhưng, sự thật là băng vệ sinh chứa hương liệu có thể gây mất cân bằng độ pH của âm đạo. Điều này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn hoặc nấm men phát triển quá mức và gây mùi do viêm nhiễm. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn chỉ nên dùng băng vệ sinh thông thường, thấm hút tốt và không chứa thêm hương liệu nào khác.
3.4. Không lau vùng kín bằng khăn giấy ướt chứa cồn hoặc hương liệu
Nhiều chị em thích dùng khăn giấy ướt để lau vùng kín vì cảm thấy sảng khoái và cho rằng khăn giấy ướt có tính diệt khuẩn. Thế nhưng, điều này thực chất không được khuyến khích. Việc dùng khăn giấy ướt chứa cồn hoặc hương liệu có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng môi trường âm đạo. Thêm vào đó, đối với khăn giấy ướt có thể làm sạch và kháng khuẩn thì khả năng là có thể loại bỏ luôn những vi khuẩn có lợi ở vùng kín. Điều này cũng dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi khuẩn, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và từ đó gây mùi hôi.
3.5. Bạn nên mang theo quần lót dự phòng khi ra ngoài
Bên cạnh việc đem theo băng vệ sinh trong “ngày đèn đỏ”, bạn cũng nên mang theo quần lót dự phòng để thay khi máu kinh rò rỉ ra ngoài. Chị em nên ưu tiên dùng quần lót có kích cỡ vừa vặn, chất liệu đem đến sự dễ chịu như cotton để đảm bảo sự thông thoáng, khô ráo cho “cô bé”. Đây là những điều kiện cần thiết để giúp vùng kín của bạn không bị bí bách gây mùi khó chịu.
3.6. Đảm bảo tắm rửa thường xuyên, vệ sinh vùng kín đúng cách
Máu kinh có mùi hôi thường là dấu hiệu cho thấy bạn cần tắm rửa. Trong “ngày đèn đỏ”, bạn cần đảm bảo tắm rửa thường xuyên, ít nhất là mỗi ngày một lần.
Khi vệ sinh vùng kín, lưu ý là không thụt rửa hoặc dùng xà phòng để rửa vì hành động này có thể gây hại cho “cô bé”. Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo bạn nên lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng cho vùng kín, có độ pH lý tưởng từ 3.8-4.5, thành phần tự nhiên lành tính, dịu nhẹ giúp mang lại cảm giác dễ chịu cho vùng kín.
Dung dịch vệ sinh vừa làm sạch vừa dưỡng ẩm ngừa viêm
Thành phần của Hyalosan wash gel an toàn, phù hợp với vùng kín
Với những hoạt chất tẩy rửa được chiết xuất từ thiên nhiên, Hyalosan wash gel có hiệu quả cao với công dụng là vệ sinh, làm sạch vùng kín cho phụ nữ.
Bên cạnh đó, hai acid quan trọng nhất đối với vệ sinh và dưỡng ẩm vùng kín đều có trong sản phẩm Hyalosan Wash Gel, đó là Acid hyaluronic và Acid lactic.
Với thành phần acid hyaluronic, là hoạt chất được mệnh danh là chất siêu giữ nước trong thiên nhiên. Nó có khả năng giữ lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trong lượng của chính nó, tăng cường tác dụng dưỡng ẩm cho vùng kín của sản phẩm.
Thành phần acid lactic, cùng việc thiết kế độ pH lý tưởng mức 4.5, Hyalosan Wash Gel đã không đơn thuần là làm sạch, mà còn ngừa viêm cho vùng kín. Thông qua cơ chế cung cấp acid lactic, kích thích các dòng lợi khuẩn lactobacillus trong vùng kín phát triển. Đây là dòng lợi khuẩn “thiên địch”, “khắc tinh” của các loại vi khuẩn, nấm, trùng gây viêm phụ khoa.
Độ pH được thiết kế lý tưởng là 4.5, minh bạch trên bao bì
Độ pH âm đạo bình thường ở mức từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải, môi trường này giúp tăng cường khả năng bảo vệ vùng kín. Nó tạo ra một hàng rào ngăn vi khuẩn và nấm men phát triển nhanh và gây nhiễm trùng. Độ pH âm đạo cao – trên 4,5 – tạo môi trường hoàn hảo cho hại khuẩn phát triển. Từ đó, người phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa.
Nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay thường chỉ có tác dụng vệ sinh, làm sạch, hoặc thường ghi chung chung là có độ pH phù hợp với vùng kín, nhưng vẫn không nêu rõ độ pH của mình là bao nhiêu. Dung dịch vệ sinh Hyalosan Wash Gel là một trong số ít sản phẩm minh bạch độ pH trên bao bì sản phẩm là 4.5, được coi là độ pH lý tưởng cho vùng kín.
Với độ pH siêu chuẩn quốc tế cho vùng kín là pH 4.5, Hyalosan Wash Gel còn có tác dụng tạo môi trường acid lý tưởng để bảo vệ vùng kín, kích thích lợi khuẩn lactobacillus phát triển, ngăn xâm nhập và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây viêm nhiễm phụ khoa.
Hyalosan Vaginal Gel – Giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, ngăn không tái phát viêm nhiễm phụ khoa từ châu Âu
Sản phẩm Hyalosan Vaginal Gel của hãng dược phẩm Dr. Muller Pharma không chỉ được sản xuất tại châu Âu, mà còn là sản phẩm đạt chứng nhận EC (European Conformity) khẳng định đã đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe để lưu hành tự do trong toàn khối liên minh châu Âu.
Sản phẩm được đăng ký dạng medical device, như một sự đảm bảo tuyệt đối về chất lượng: Dạng medical device là dạng đăng ký đòi hỏi thời gian kiểm chứng rất lâu (tối thiểu 24 tháng). Các sản phẩm đăng ký dưới dạng này luôn đảm bảo hiệu quả rõ ràng và sự minh bạch về các yếu tố chống chỉ định, độ an toàn, cũng như các thông số sản phẩm.
Hyalosan Vaginal Gel (xuất xứ châu Âu) – Ngăn ngừa, điều trị dứt điểm viêm nhiễm phụ khoa không kháng sinh, tránh tái nhiễm được hàng nghìn phụ nữ trên toàn thế giới tin dùng và hài lòng bởi cơ chế ưu việt, vượt trội:
Có thể nói, máu kinh có mùi hôi không phải là vấn đề đáng lo ngại. Điều quan trọng là bạn cần chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách, đảm bảo thay băng vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa mùi hôi. Ngược lại, nếu nhận thấy máu kinh nguyệt hôi tanh nghiêm trọng và việc vệ sinh “cô bé” tại nhà cũng không cải thiện được thì bạn nên đi khám để được điều trị bệnh phụ khoa (nếu có) nhé!