Chứng mỡ máu tăng cao là dấu hiệu quan trọng hàng đầu trong bệnh xơ vữa động mạch và gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Giảm lượng mỡ máu thừa là một việc làm cần thiết, do vậy ngoài việc dùng thuốc, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn đơn giản, dễ làm, có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh này để bạn đọc tham khảo:

Bài 1: Ăn canh nấm hương, mộc nhĩ tuần 2 – 3 lần, có tác dụng giảm mỡ máu và tăng cường lưu thông máu lên não. Có thể sử dụng nấm linh chi xay nhỏ, hãm uống ngày 10g, do nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.

Kết quả hình ảnh cho canh nấm hướng mộc nhĩ"

Bài 2: Lấy phần dưới cuộng rau cần chừng 10cm liền rễ, khoảng 20 gốc, rửa sạch, thêm 500ml nước, sắc lấy 200l nước đầu, uống. Cũng như vậy, sắc nước thứ hai, uống lúc đói là tốt nhất, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, huyết ứ, đờm ẩm nhiều.

Bài 3: Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp.

Bài 4: Nước tỏi, uống cách nhật, lượng vừa đủ, dùng cho người mỡ máu cao.

Kết quả hình ảnh cho nước tỏi"

Bài 5: Sơn tra 10g, cúc hoa 10g, quyết minh tử 10g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, thích ăn thiên lệch cao lương mỹ vị, kèm tăng huyết áp.

Bài 6: Vỏ lạc khô 50 – 100g, rửa sạch, đun nước uống, ngày một thang, dùng cho người mỡ máu cao, lách hư.

Bài 7: Lá sen 50g, mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao ẩm đục nhiều.

Kết quả hình ảnh cho nước lá sen uống"

BS. Thu Hương

Nguồn: suckhoedoisong

Dinh dưỡng đúng cách là một trong những biện pháp điều trị và phòng ngừa cơ bản bệnh đái tháo đường, trong đó, các món ăn có sử dụng các vị thuốc Đông y có tác dụng rất tốt hỗ trợ điều trị hiệu quả, giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Người bệnh có thể áp dụng một số món ăn – bài thuốc dưới đây tùy theo tình trạng bệnh:

Bài 1: Bột miến dong 100g; tang bạch bì 15g, địa cốt bì 30g, mạch môn đông 15g, 3 vị sắc lấy nước. Lấy nước thuốc nấu với bột miến dong thành cháo ăn trong ngày. Món ăn này thích hợp với người bệnh đái tháo đường, khát nước uống nhiều, người gầy yếu suy kiệt.

Kết quả hình ảnh cho bột miến"

Bột miến dong

Bài 2: Ý dĩ 100g, củ mài 100g. Cho hai vị vào nồi, cho nước hầm nhừ thành cháo loãng, chia làm 2 lần ăn trong ngày, khi ăn hâm lại cho nóng. Công dụng: Ích thận, kiện tỳ, thích hợp dùng cho người bị bệnh đái tháo đường do thận hư.

Kết quả hình ảnh cho ý dĩ củ màu nấu cháo"

Ý dĩ và củ mài nấu cháo dùng thích hợp cho người bị bệnh đái tháo đường do thận hư.

Bài 3: Đào nhân 15g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa hầm thành cháo nhừ, chia ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người bệnh đái tháo đường bị kèm thêm bệnh tim, khí trệ, huyết ứ.

Bài 4: Sắn dây 150g, thịt nạc 100g, đậu cô ve 20g, ngân nhĩ 10g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Sắn dây rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng. Thịt nạc thái miếng chần nước sôi vớt ráo. Đậu đỏ, đậu cô ve, ngân nhĩ bỏ gốc tất cả rửa sạch ngâm nước ấm. Cho tất cả vào nồi nước nấu sôi sau đó để lửa riu riu trong 3 giờ, nêm muối vừa ăn.Công dụng: Món canh này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường và điều tiết đường huyết.

Bài 5: Cà rốt tươi 100g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Rửa sạch cà rốt, cắt miếng nhỏ, nấu chung với gạo thành cháo nhừ, chia ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Dùng thích hợp với người bệnh đái tháo đường kèm theo mỡ máu cao, tỳ vị không tốt, bụng trướng khó chịu.

Kết quả hình ảnh cho cà rốt gạo tẻ"

Bài 6: Mướp đắng 1 – 2 quả, rửa sạch, bỏ ruột và hạt, thái lát, sắc nước uống hoặc nấu thành canh ăn trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, giảm đường huyết. Dùng cho trường hợp người bệnh đái tháo đường nhẹ, miệng khô khát.

Lưu ý: Các món ăn trên người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.

Bác sĩ Thúy An

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có hơn 53.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 6 người tử vong. Các ca tử vong này đều tập trung tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam.

Khoảng 2 tháng trở lại đây, tại các tỉnh và khu vực phía Nam như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh, Ninh Thuận… số ca mắc bệnh tay chân miệng có sự gia tăng đột biến, chiếm tỷ lệ khoảng 50% so với các tháng trước đó. Tại TP. HCM, mỗi tuần có hơn 300 trẻ phải nhập viện do nhiễm phải virus này. Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh có khoảng 90% là trẻ em dưới 3 tuổi. Tay chân miệng là bệnh gì? Cách chữa trị và chăm sóc trẻ bị bệnh ra sao? Làm thế nào để phòng tránh bệnh cho trẻ?… Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Hello Bacsi.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Trẻ em là đối tượng chủ yếu mắc bệnh. Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có các bóng nước ở miệng, cổ họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh hậu môn, mông, đầu gối…

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Thực tế, trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa – đây là thời điểm bệnh dễ bùng phát thành dịch.

Trẻ có thể mắc bệnh này khi tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh, người chăm sóc trẻ bị bệnh, tiếp xúc với virus dính ở đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang…

Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu các biến chứng xuất hiện mà không được điều trị đúng, bé có nguy cơ cao bị viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.

2. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Các bóng nước nổi trên tay của trẻ khi nhiễm virus tay chân miệng

Khoảng thời gian ủ bệnh của virus tay chân miệng ở trẻ là từ 3 – 6 ngày. Nếu bé mắc bệnh này thì sốt (dao động từ 38 – 39°C) thường là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên, tiếp theo là đau họng, bỏ bú (đối với trẻ bú mẹ hay bú bình), chán ăn và tỏ ra bứt rứt khó chịu… Thông thường 1 – 2 ngày sau khi sốt, miệng và họng bé sẽ xuất hiện các bóng nước. Khoảng 1 – 2 ngày sau, các bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mông hoặc quanh hậu môn, đùi, đầu gối…

Ban đầu, các mụn bóng nước này là những nốt ban trông giống như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước, chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau, gây nguy cơ bội nhiễm. Các bóng nước thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Lưu ý: Đôi khi, tình trạng lở loét trong miệng, họng có thể do bé bị nhiễm virus herpangina. Đây là loại virus gây ra bệnh viêm họng mụn nước ở trẻ. Nếu mắc bệnh này, bé hiếm khi bị lở loét ở bàn tay, bàn chân hay các bộ phận khác của cơ thể mà sẽ sốt cao đột ngột và trong một vài trường hợp, trẻ sẽ bị co giật.

Ngoài những dấu hiệu trên, bạn cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu sau. Đây là những cảnh báo bệnh tay chân miệng đang diễn biến nặng. Cụ thể bao gồm:

  • Quấy khóc kéo dài: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Bé có thể quấy khóc trong khoảng 15 – 20 phút rồi ngủ giấc ngắn, sau đó lại tiếp tục quấy khóc. Nguyên nhân gây nên tình trạng này rất có thể do bé đã bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm. Do đó, tình trạng quấy khóc kéo dài là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm không phải do bé bị đau ở miệng.
  • Sốt cao liên tục không hạ: Trẻ sốt cao từ 39°C và kéo dài trên 48 giờ dù được cho dùng thuốc paracetamol để hạ sốt. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng viêm rất mạnh đang diễn ra trong cơ thể bé và gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ phải cho dùng thuốc hạ sốt có ibuprofen.
  • Giật mình: Đây là biểu hiện trẻ mắc bệnh tay chân miệng đã bị nhiễm độc thần kinh. Bạn cần theo dõi và ghi chép lại tần suất giật mình của trẻ xem có gia tăng theo thời gian hay không.

Nếu nhận thấy bé có 1 trong 3 dấu hiệu ở trên, bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây qua đường tiếp xúc thông thường. Bệnh do virus coxsackie A16 và virus entero 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa, lây lan từ người bệnh sang người lành. Người lớn cũng có thể mắc bệnh này, song nhiều người nhiễm virus nhưng không có biểu hiện của bệnh.

Các nguồn trực tiếp lây bệnh bao gồm:

  • Dịch tiết mũi, họng
  • Nước bọt khi người bệnh ho hay hắt hơi
  • Chất lỏng từ mụn nước
  • Phân, chất thải từ cơ thể
  • Đồ dùng cá nhân có chứa virus: khăn mặt, quần áo, ba lô, túi xách…
  • Các bề mặt nhiễm virus gây bệnh như bàn ghế, tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang, đồ chơi, sàn nhà…

4. Bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Qua việc thăm khám thường quy, bác sĩ sẽ xác định trẻ bị bệnh tay chân miệng hay mắc một chứng bệnh khác bằng cách đánh giá:

  • Độ tuổi của trẻ mắc bệnh
  • Các dấu hiệu tay chân miệng điển hình
  • Sự xuất hiện của bóng nước hay tình trạng phát ban hoặc lở loét

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu dịch từ miệng hay họng của bé hoặc mẫu phân của bé và tiến hành xét nghiệm nhằm xác định virus gây bệnh.

5. Biến chứng bệnh tay chân miệng

Biến chứng bệnh tay chân miệng
Nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Biểu hiện của tình trạng này là da khô, môi khô, giảm cân, có dấu hiệu suy nhược hoặc tiểu rất ít hoặc không tiểu tiện trong suốt 6 giờ. Nguyên do là bệnh có thể gây đau ở miệng và cổ họng khiến trẻ khó nuốt, sinh ra lười ăn uống. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng, bé được uống nước đầy đủ. Nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng xảy ra, bé có thể cần truyền dịch tĩnh mạch.

Bệnh tay chân miệng thường là một căn bệnh phổ biến tương đối nhẹ. Song không hiếm trường hợp, tình trạng bệnh của trẻ trở nặng, gây ra các biến chứng như: Bội nhiễm, tiêu chảy, suy hô hấp, tim mạch, viêm não, viêm màng não… thậm chí là tử vong.

  • Viêm màng não: Trẻ bị tay chân miệng có nguy cơ bị viêm màng não nếu virus xâm nhập vào màng não hoặc dịch não tủy.
  • Viêm não: Tình trạng này thường do nhiễm virus gây ra, là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có thể gây rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ, thậm chí là tử vong. Tin vui là tình trạng viêm não là một biến chứng hiếm gặp khi trẻ bị bệnh tay chân miệng.
  • Bội nhiễm: Các bóng nước có thể bị vỡ và nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm vết thương gây nguy hiểm cho trẻ. Các bóng nước trong miệng vỡ ra khiến trẻ bị xót, đau rát dẫn tới bỏ ăn, uống khiến cơ thể bị suy nhược.

6. Cách điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Việc điều trị chủ yếu là tập trung giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Thuốc gây tê tại chỗ có thể giúp bé giảm đau miệng. Ngoài ra, các bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin…) nhằm giúp giảm bớt sự khó chịu.

Do đó, phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng hữu hiệu nhất là chăm sóc sức khỏe của trẻ thật tốt. Nếu bác sĩ không chỉ định bé nhập viện, bạn hãy áp dụng các cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ để bé mau khỏi bệnh. Có một số thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng lên các vết loét trong miệng hoặc cổ họng của trẻ. Hãy thử áp dụng những biện pháp sau nhằm giảm bớt triệu chứng đau rát, khó chịu của trẻ:

  • Cho trẻ ăn kem, sinh tố, trái cây mềm ướp lạnh
  • Uống đồ lạnh, chẳng hạn như sữa hoặc nước ướp lạnh
  • Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như trái cây họ cam quýt, nước trái cây và soda
  • Tránh thức ăn mặn, cay, chua hay nóng
  • Ăn thức ăn lỏng, mềm (những thức ăn không đòi hỏi trẻ phải nhai nhiều)
  • Nếu trẻ lớn và biết súc miệng, hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn. Nếu bé còn quá nhỏ, bạn có thể dùng gạc rơ miệng và làm vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ. Điều này khiến các vết loét ở miệng bớt đau, giảm phản ứng viêm giúp trẻ có thể ăn uống được.
  • Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch và thoáng. Bạn có thể bôi thuốc xanh methylen lên các vết loét nhằm hạn chế nhiễm trùng
  • Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách
  • Bạn có thể cho bé sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Hãy tham khảo bác sĩ nhi khoa về liều lượng cũng như cách sử dụng. Tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin vì có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.

7. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng đơn giản mà hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng đơn giản mà hiệu quả
Vệ sinh đồ chơi và tẩy rửa nhà cửa sạch sẽ để phòng ngừa tay chân miệng

Ở các nước nằm trong vùng nhiệt đới như Việt Nam, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm và có thể bùng phát thành dịch vào mùa mưa. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị nên tốt nhất bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu nguy cơ bé yêu mắc bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể dễ dàng thực hiện là:

  • Rửa tay cẩn thận: Hãy chắc chắn rằng, bạn rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, cho bé đi vệ sinh hoặc thay tã cho bé, trước khi chuẩn bị thức ăn và cho bé ăn. Nếu không có xà bông và nước, bạn hãy sử dụng gel rửa tay.
  • Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ: Tẩy rửa nhà cửa và đồ chơi của trẻ bằng Cloramin B theo đúng hướng dẫn sử dụng.
  • Khử trùng các khu vực chung: Các nhà trẻ nên dùng Cloramin B để tẩy rửa sàn lớp học, đồ chơi, sân chơi của trẻ theo một lịch trình cụ thể.
  • Dạy con giữ vệ sinh sạch sẽ: Nếu trẻ đã lớn, bạn hãy dạy trẻ cách biết giữ vệ sinh cá nhân, không mút tay hay ngậm bất kỳ vật gì, dạy trẻ biết che miệng đúng cách khi ho hay hắt hơi… Ngoài ra, đừng quên dạy trẻ giữ vệ sinh nơi công cộng và hạn chế đụng vào các đồ vật nơi công cộng.
  • Cô lập trẻ bị bệnh hay người chăm sóc trẻ bị bệnh: Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, trẻ bị bệnh và người chăm sóc trẻ cần tránh xa mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ nhằm hạn chế bệnh lây lan ra cộng đồng.

8. Sử dụng sản phẩm gel Subạc chứa nano bạc – Giải pháp toàn diện giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh tay chân miệng

Từ lâu, khả năng kháng khuẩn của bạc đã được con người biết đến và ứng dụng trong việc phòng một số bệnh. Tác dụng kháng khuẩn của bạc tăng lên nhiều lần khi được bào chế dưới dạng nano. Nano bạc có tác dụng cản trở quá trình sao chép, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn, tiêu diệt chúng một cách nhanh và triệt để nhất. Đồng thời, nano bạc còn giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo nên rất thích hợp sử dụng trong điều trị các bệnh ngoài da như tay chân miệng, zona thần kinh, thủy đậu, sởi…

Gel Subạc giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả

Nano bạc kết hợp với các dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ vết loét, nhanh liền sẹo như dịch chiết neem, chitosan… giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh tay chân miệng. Điều này giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và mau lành bệnh. Từ công thức này, để thuận tiện trong việc sử dụng, dạng gel bôi ngoài da mang tên Subạc (*) đã được bào chế thành công.

Gel sát khuẩn và làm sạch da Subạc giúp hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả nhờ tính năng ưu việt: Làm sạch, tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh trên da, an toàn với trẻ nhỏ, thân thiện với sức khỏe con người. Ngoài ra, Subạc còn giúp tái tạo da, ngăn ngừa sẹo trong những trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết thương do côn trùng đốt/chích/cắn…

9. Kinh nghiệm điều trị bệnh tay chân miệng thành công bằng sản phẩm Subạc

Có rất nhiều mẹ đã sử dụng gel bôi Subạc để điều trị bệnh tay chân miệng cho con và nhận thấy hiệu quả bất ngờ. Một trong số đó, có chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội) đã dùng Subạc cho con trai 18 tháng tuổi và bé đã khỏi bệnh tay chân miệng chỉ sau 5 ngày và không để lại sẹo.

“Bệnh tay chân miệng sau khi sốt có thể có biểu hiện loét ở miệng, bàn chân, bàn tay, mông… Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh có nguy cơ gây tử vong ở trẻ. Khi điều trị tay chân miệng, bạn nên làm sạch vùng da bị tổn thương của bé, cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng, thoa kem Subạc hàng ngày”, bác sĩ Nguyễn Hồng Hải, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình cho biết.

Muốn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh tay chân miệng và nghe những chia sẻ thật tình của chị Bình An hay lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Hồng Hải, bạn hãy xem tại đây.

Các chuyên gia luôn sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ và thắc mắc của bạn về bệnh chân tay miệng cũng như sản phẩm gel Subạc qua hotline: (Zalo/Viber): 091 675 5060 – 091 675 7545. Để được tư vấn về bệnh tay chân miệng và sản phẩm gel Subạc chính hãng với giá tốt nhất, bạn hãy liên hệ tổng đài: 1800 6107 (miễn cước cuộc gọi).

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chà là là một món ăn vô cùng hấp dẫn đối với nhiều người. Cho bé ăn chà là đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe bởi đây là món ăn chứa rất nhiều năng lượng, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Bạn là một người rất thích ăn chà là? Bạn cũng muốn cho bé cưng ăn thử nhưng không biết món ăn này có tốt cho bé không? Vậy hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ sau để xem liệu có nên cho bé ăn chà là không nhé.

Thành phần dinh dưỡng của quả chà là

Quả chà là được mệnh danh là thực phẩm tốt cho tim mạch vì hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol có trong quả chà là rất thấp. Ngoài ra, chà là còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Giá trị dinh dưỡng có trong 100g chà là:

  • Axit folic – 1,5μg
  • Vitamin B3 – 1,6mg
  • Axit pantothenic – 0,8mg
  • Pyridoxine (vitamin B6) – 0,24mg
  • Riboflavin (vitamin B2) – 0,06mg
  • Thiamin (vitamin B1) – 0,05mg
  • Vitamin A – 149IU
  • Vitamin K – 2,7μg
  • Sắt – 0,90mg
  • Magiê – 54mg
  • Phốt pho – 62mg
  • Kẽm – 0,44mg
  • Beta carotene – 89μg
  • Lutein zeaxanthin – 23μg.

Mỗi ngày, bé cưng cần 66kcal năng lượng, 1,6g chất xơ, 0,22mg sắt, 15mg canxi, 167mg kali và một lượng nhỏ niacin (vitamin B3), vitamin A và axit folic.

Muối sunfat thường được sử dụng trong quá trình chế biến chà là và các loại trái cây sấy khô để ngăn ngừa nấm mốc và tăng thời hạn sử dụng. Những người bị hen suyễn hoặc dị ứng với muối sunfat không nên ăn chà là. Nếu bé cưng bị hen suyễn, hãy hỏi bác sĩ trước khi cho bé ăn nhé.

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn chà là?

Bạn có thể cho bé ăn khi bé được 6 tháng hoặc hơn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, lúc bé mới bắt đầu ăn thức ăn đặc, bạn không nên cho bé ăn chà là. Khi nào bé đã có thể ăn, bạn nên cắt nhỏ quả chà là để bé dễ ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn chà là với các loại trái cây khác.

Lợi ích sức khỏe của chà là đối với trẻ sơ sinh

Các bữa ăn và sữa sẽ không cung cấp đủ các dinh dưỡng cần thiết mà bé cần. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn thêm một số thực phẩm bổ sung như chà là để cung cấp thêm năng lượng và một số khoáng chất cần thiết khác. Dưới đây là một vài lợi ích của quả chà là mà bạn nên biết:

1. Điều trị rối loạn đường ruột

Chà là là biện pháp hữu ích để giải quyết các vấn đề đường ruột. Chà là giúp tiêu diệt ký sinh trùng và hình thành môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột.

2. Bảo vệ gan

Ở trẻ nhỏ, gan rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và virus. Đây là lý do tại sao trẻ nhỏ thường rất dễ mắc phải các bệnh có liên quan đến gan như vàng da, viêm gan và thương hàn. Các nghiên cứu cho thấy chà là có các đặc tính bảo vệ gan. Do đó, thêm chà là vào chế độ ăn của bé sẽ rất hữu ích đấy.

3. Điều trị loét dạ dày

Nếu kết hợp chà là cùng với các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày, điều này sẽ rất hữu ích đấy. Tuy nhiên, trước khi bé bị loét dạ dày ăn quả này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

4. Giúp răng chắc khỏe

Bạn có thể cho bé đang mọc răng ăn chà là chín để giúp răng bé phát triển khỏe mạnh. Khi nhai chà là, răng và nướu của bé sẽ được hoạt động. Do đó, chúng sẽ phát triển nhanh và khỏe mạnh.

5. Cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé khi bị sốt

Thêm quả chà là vào sữa cho bé uống khi bé bị sốt, ho và bệnh đậu mùa. Thức uống này rất giàu dinh dưỡng, giúp bé tăng tốc độ hồi phục.

6. Điều trị kiết lỵ

Trẻ nhỏ cũng có thể bị kiết lỵ, một tình trạng nhiễm khuẩn ở ruột già. Chà là có tác dụng hữu ích trong việc kiểm soát chứng bệnh này đấy.

7. Giảm táo bón

Chà là có tác dụng điều trị táo bón, một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hàm lượng chất xơ có trong chà là sẽ giúp cho việc đi tiêu của bé trở nên dễ dàng hơn.

Cho bé ăn chà là

8. Tốt cho thị giác

Chà là chín chứa một lượng lớn vitamin A, giúp mắt bé phát triển khỏe mạnh.

9. Tăng cường hệ miễn dịch

Các chất chống oxy hóa có trong chà là giúp chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng và cải thiện hệ miễn dịch của bé.

10. Tăng nồng độ hemoglobin

Chà là có chứa một hàm lượng sắt rất lớn. Do đó, nó làm tăng nồng độ hemoglobin trong tế bào máu của bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh và không bị thiếu máu.

11. Tăng cân

Chà là giúp tăng cân. Nếu bạn đang muốn tìm cách tăng cân cho bé, chà là là một sự lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc.

12. Tăng năng lượng

Loại quả này giúp tăng năng lượng tuyệt vời bởi nó chứa rất nhiều các loại đường tự nhiên như sucrose, glucose và fructose.

Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn chà là

Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất mong manh. Vì thế, khi cho bé ăn chà là, bạn cần phải lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cho bé.

  • Đừng cho bé ăn chà là khi bé chỉ mới vừa bắt đầu ăn thức ăn đặc. Chà là khá cứng, nếu bạn cho bé ăn lúc này, bé sẽ khó nhai được. Mặc dù có những loại chà là khá mềm nhưng cho bé ăn lúc này vẫn còn hơi sớm. Khi cho bé ăn, bạn nên cắt nhỏ quả chà là để tránh tình trạng bé bị nghẹt thở.
  • Nếu bé đang trong độ tuổi tập đi, đừng để bé vừa ăn vừa đi để tránh tình trạng bị nghẹt thở.
  • Cho bé ăn những quả chà là đã chín với phần cơm ngọt. Chà là chưa chín có thể chứa tannin, một chất gây dị ứng dạ dày.
  • Chà là hấp là một lựa chọn tuyệt vời mà bạn có thể thử thay vì cho bé ăn chà là tươi hay luộc.
  • Chỉ nên cho bé ăn chà là tươi khi bé đã lớn và đã có nhiều nhận thức về các loại thức ăn khác nhau.

Cách thêm chà là vào chế độ ăn của bé

Có nhiều cách để thêm chà là vào chế độ ăn của bé. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thử:

  • Cắt nhỏ quả chà là, cho vào bột yến mạch và cho bé ăn
  • Nướng bánh với chà là
  • Thêm chà là vào sữa chua
  • Thêm chà là vào sữa của bé

Chà là rất dễ dính vào răng của bé, tạo ra vi khuẩn và gây sâu răng. Do đó, sau khi cho bé ăn xong, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé hoặc cho bé súc miệng bằng nước.

Một số món ăn với chà là

Chà là nghiền

Món chà là nghiền là một món ăn đơn giản mà bạn có thể chuẩn bị cho bé. Ngâm chà là qua đêm, sau đó vớt ra nhưng vẫn giữ lại nước. Cho vào máy xay nhuyễn, sau đó cho nước ngâm chà là vào để làm tăng hương vị của món ăn.

Sirô chà là

Cắt nhỏ những quả chà là đã được lấy hạt và rửa sạch. Sau đó cho vào chảo, đổ ngập nước, đun sôi cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Để nguội và cho vào một cái hũ được đậy nắp thật chặt để bảo quản.

Chảy máu mũi là vấn đề phổ biến mà hầu hết trẻ em đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Bé có thể bị chảy máu cam một bên mũi hoặc cả hai bên.

Bé bị chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và đa số đều nhẹ và có thể sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên, một số trẻ bị chảy máu cam ở một bên cánh mũi do mắc phải sự xuất hiện của những khối u.

Vì sao trẻ bị chảy máu cam một bên mũi?

Chảy máu cam một bên mũi ở trẻ nhỏ thường chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

  • Trẻ có thói quen ngoáy mũi một bên. Tác động mạnh có thể khiến các mao mạch máu dưới làn da non nớt của trẻ tổn thương.
  • Điều kiện thời tiết lạnh hoặc nắng nóng khắc nghiệt khiến niêm mạc mũi trở nên khô, dễ bị rách chảy máu.
  • Trẻ bị thiếu vitamin C.

Chảy máu mũi chỉ một bên có nguy hiểm không?

Đa phần các trường hợp chảy máu cam một bên mũi không quá nghiêm trọng. Bạn chỉ cần cầm máu và chăm sóc trẻ đúng cách thì máu sẽ ngừng chảy ngay. Ngoài ra, cần bổ sung cho trẻ những thực phẩm tốt cho người bị chảy máu cam.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu mũi một bên tái phát nhiều lần, lượng máu chảy ra ngày càng nhiều thì bé có khả năng đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • U xơ vòm mũi họng: bệnh thường xảy ra ở trẻ em lứa tuổi tiền dậy thì, từ 6 – 15 tuổi, phổ biến ở bé trai hơn bé gái
  • U mạch máu
  • Hội chứng giãn mạch đến chảy máu
  • Viêm xoang mạn tính.

Để có chẩn đoán chính xác, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được làm xét nghiệm và có kết quả chính xác.

Cách sơ cứu và điều trị chảy máu cam ở trẻ

  • Giữ bé ngồi hoặc đứng thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước, tránh để bé ngửa cổ ra sau vì nguy cơ máu chảy mạnh và nuốt phải xuống dạ dày
  • Bóp chặt 2 bên mũi để trẻ thở bằng miệng
  • Dùng đá lạnh chườm vào gốc mũi
  • Nếu máu đã ngừng chảy, ngưng tác động mạnh và cúi người trong vài giờ

Nếu máu vẫn không ngừng chảy, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để nội soi và có hướng điều trị thích hợp.

Phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ như thế nào?

  • Cắt móng cho bé và để mắt đến con: Trẻ em rất hiếu động và đôi khi có những hành động, thói quen không kiểm soát như ngoáy mũi trong vô thức, nhét dị vật vào hốc mũi nên bố mẹ cần cắt móng cho trẻ, tránh để móng nhọn, tránh để những đồ chơi nhỏ, sắc nhọn gần trẻ
  • Bổ sung vitamin C, K, chất sắt đầy đủ cho bé
  • Khi thời tiết chuyển mùa hanh khô, giữ mũi của trẻ có đủ độ ẩm

Việc phòng bệnh là yếu tố quan trọng hơn hết. Do đó, bạn cần chăm sóc và bổ sung đủ vi chất để bé có sức đề kháng tốt nhé. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có hướng điều trị cho bé chính xác.

Mùa tựu trường cũng là lúc các bố mẹ tất bật chuẩn bị sách vở, đồng phục cho con yêu tự tin đến lớp. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh chỉ chú ý đến đồng phục, quần áo cho con mà ít quan tâm đến các loại giày bảo vệ chân cho trẻ.

Trẻ nhỏ rất hiếu động nên việc chạy nhảy và gặp chấn thương ở chân là điều thường xuyên gặp phải. Ngoài việc hướng dẫn con vui chơi đúng cách để hạn chế chấn thương ở trường lớp cũng như ở nhà, một đôi giày bảo vệ chân cho trẻ sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bé yêu vui chơi thoải mái, không lo chấn thương, đi đứng vững vàng.

Nguy cơ trẻ tinh nghịch, chạy nhảy trong suốt giờ ra chơi hay trong quá trình tập luyện thể dục rất dễ để lại các chấn thương ở chân hay đau nhức bàn chân. Đó là lý do vì sao bạn cần trang bị cho con một đôi giày bảo vệ chân thật tốt để hạn chế những cơn đau xuất hiện do đi lại trên bề mặt gồ ghề, vận động liên tục.

Ngoài yếu tố thẩm mỹ cho các bé, bố mẹ cần chọn lựa những sản phẩm giày dép mềm mại để nâng đỡ đôi bàn chân của con trong suốt quãng đường đi học.

Nếu bạn đang phân vân chưa biết sản phẩm nào mới có đủ chất lượng thì Hello Bacsi sẽ mách bạn một địa chỉ tin cậy là ACC, phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ. Với đội ngũ các chuyên gia có kiến thức nền tảng vững vàng về cơ xương khớp, ACC hiểu rõ bàn chân non nớt của trẻ cần điều gì. Bởi vì lẽ đó, nhân dịp mùa tựu trường đến, ACC có ưu đãi đặc biệt, giảm ngay 15% cho những sản phẩm giày ACC. Với kiểu dáng nổi bật, chất lượng tin tưởng và được thiết kế bởi chính các bác sĩ tại phòng khám ACC, giày giúp bảo vệ chân bé vững vàng khi đi đứng và chạy nhảy. Từ nay, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm với từng bước con đi cùng sản phẩm giày ACC.

Mùa tựu trường đến cũng là lúc thời gian ngồi học của trẻ bắt đầu tăng lên. Trẻ em thường có thói quen ngồi sai lệch tư thế khi học nên rất dễ gặp các vấn đề về cột sống như vẹo cột sống. Là cha mẹ, bạn nhớ tập cho bé thói quen ngồi đúng cách để cột sống thẳng. Bên cạnh đó, việc bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ xương cũng rất quan trọng. Một lựa chọn nữa dành cho con yêu của bạn là các loại thực phẩm chức năng bổ sung đủ khoáng chất cho bé.

Hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ cột sống trẻ, ACC cũng cho ra đời thực phẩm chức năng bổ sung khoáng vi lượng mang thương hiệu Trace Mineral. Không những giúp con yêu có cột sống dẻo dai mà bạn vẫn có thể sử dụng dưỡng chất cho cả gia đình của mình để hỗ trợ, tăng cường sức khỏe cột sống nhé.

Chương trình ưu đãi tại ACC bắt đầu từ 25–8–2017 đến 25–9–2017 nên các mẹ hãy tranh thủ thời gian, sắm ngay một đôi giày bảo vệ chân cho trẻ cũng như thực phẩm chức năng hỗ trợ cột sống của con nhé.

Chương trình áp dụng tại 3 phòng khám ACC:

Các nhà khoa học cho rằng yoga có vai trò quan trọng trong việc đánh bại một nửa các triệu chứng trầm cảm.

Bất kể mục tiêu tập thể dục của bạn là gì thì yoga đều có khả năng đáp ứng, với điều kiện bạn phải dành nhiều thời gian hơn ở phòng tập thể dục. Kết quả bạn có được sẽ là: Phục hồi tim mạch tốt, nội tâm yên bình và nhiều giá trị sức khỏe khác nữa.

Yoga có nghĩa là hợp nhất. Hợp nhất sức khỏe thể chất và tinh thần. Đây không phải là môn thể dục dành riêng cho phái đẹp. Rất nhiều cầu thủ bóng đá, huấn luận viên thể dục và những người đàn ông hiện đại khác đều đang tập yoga như một liệu pháp tuyệt vời cho sức khỏe. Vấn đề ở đây là tìm ra tư thế yoga cho đàn ông nào phù hợp với bạn. Nào, bây giờ hãy hít thở thật sâu và bắt đầu tìm kiếm điều phù hợp cho riêng bạn:

1. Tư thế đứa trẻ

 yoga tư thế đứa trẻ

Tư thế này giúp bạn tiết kiệm sức lực và năng lượng mất đi trong quá trình tập luyện. Tư thế đứa trẻ đặc biệt có lợi khi bạn đang chịu đựng những cơn đau trên cơ thể. Đặc biệt là các triệu chứng đau lưng, đau đầu gối.

Cách tập:

  • Quỳ gối rộng ngang vai, các đầu ngón chân chạm đất.
  • Đặt trán trên sàn nhà.
  • Đưa 2 tay về phía trước hoặc di chuyển bàn tay ra phía sau và đặt trên sàn, dọc theo cơ thể.
  • Giữ tư thế này trong 15 phút và hít thở bằng mũi theo nhịp.

2. Tư thế trăng lưỡi liềm trên cao (High Lunge):­

tư thế hight lunge

Đây là tư thế tuyệt vời cho những người thường xuyên đi bộ, chạy bộ. Nó giúp đôi chân bạn nhanh chóng phục hồi sức mạnh và sự linh hoạt để điều chỉnh sự cân bằng nâng đỡ cơ thể. Nó cũng có hiệu quả trong việc kéo dài cơ bắp dưới chân.

Cách tập:

  • Chuẩn bị tư thế như một vận động viên đang chạy nước rút.
  • Căn chỉnh tư thế để đầu gối trước vuông góc với mắt cá nhân và giữ yên tư thế.
  • Đùi trước phẳng. Mông đặt thẳng hàng với đầu gối. Để làm được điều này, bạn có thể lùi lại vào milimet.
  • Tập trung hơi thở vào phần lưng để phục hồi cơn đau và nâng tác dụng kéo dài cột sống.
  • Luôn hóp bụng và hít thở sâu hết mức có thể. Cố gắng giữ tư thế trong khoảng 5 đến 20 nhịp thở. Đổi chân.

3. Tư thế trăng khuyết

yoga tư thế trăng khuyết

Tư thế yoga cho đàn ông này tương tự với tư thế trăng lưỡi liềm trên cao nhưng nó có sự tinh chỉnh sức mạnh tinh tế và cân bằng hơn trên khắp cơ thể. Nó khiến người tập phải gập sâu các cơ hông để có thêm sức mạnh và sự linh hoạt. Đồng thời, tư thế yoga trăng khuyết còn giúp bạn tăng cường và kéo dài đôi chân.

Cách tập:

  • Chắp 2 bàn tay lại và giơ cánh tay vươn thẳng trong không trung.
  • Giữ thân và cột sống thẳng đứng, hóp bụng.
  • Bước chân trái lên. Từ từ hạ người xuống trong khi tay vẫn vươn thẳng. Điều chỉnh cho đầu gối phía trước nằm ngang mông.
  • Giữ tư thế trong 5-20 nhịp thở rồi đổi bên.

4. Yoga Squat (tư thế ngồi xổm)

Tư thế yoga squat này mang lại lợi ích to lớn trong việc phục hồi sự linh hoạt cho chân và đầu gối. Nó cũng giúp làm giảm triệu chứng táo bón.

Cách tập:

  • Đặt 2 bàn chân ngang vai. Hạ đầu gối sao cho mông của bạn xuống ở mức thấp nhất có thể nhưng không được chạm sàn.
  • Giữ gót chân thăng bằng. Nếu bạn không làm được điều này, hãy thử đứng trên một chiếc khăn hoặc thảm yoga.
  • Hai tay chấp lại như đang cầu nguyện. Khuỷu tay ấn vào đầu gối. Trong một biến thể khác, bạn có thể đặt 2 tay ra phía sau đầu rồi thả lỏng đầu, cằm và cổ họng.

4 tư thế yoga cho đàn ông dành cho người mới bắt đầu này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu bạn tập đều đặn 10 phút mỗi ngày, kết hợp với việc hít thở sâu. Sau 1 tháng, bạn sẽ ngạc nhiên với những biến đổi nhỏ trên cơ thể và những cải thiện đáng kể cho sức khỏe của chính mình.

Đàn ông tầm 35 – 45 thường quyến rũ phụ nữ bằng vẻ ngoài từng trải với khuôn mặt điềm đạm và trầm tĩnh. Tuy nhiên, bạn lại bắt đầu có nguy cơ mất đi sức hấp dẫn nếu trở thành đàn ông bụng phệ do những thói quen nhậu nhẹt, ăn uống thả ga và ít vận động.

Bụng phệ xuất hiện khi đàn ông đến tuổi trung niên do thói quen ăn uống tích tụ mỡ thừa và những lần nhậu nhẹt quá đà khi còn trai trẻ. Vậy làm thế nào để cánh mày râu có cơ bụng phẳng lì như thời trai trẻ? Hãy cùng tham khảo những bí quyết sau để tự tin khoe cơ bụng như xưa nhé!

1. Hãy ưu tiên mục tiêu giảm béo

Lớp mỡ dư thừa của cánh mày râu thường được dự trữ dưới dạng mỡ nội tạng, xuất hiện bên trong các cơ quan của cơ thể và thải ra các hợp chất gây viêm nhiễm làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, lớp mỡ thừa vô tình che đi phần cơ bụng phát triển bên dưới.

Những bài tập khắc nghiệt cùng với việc cắt giảm chế độ ăn hợp lý sẽ giúp nam giới giảm mỡ thừa hiệu quả. Khi giảm béo, cơ thể trở nên nhẹ nhàng và khỏe mạnh, hơn hết phần cơ bụng sẽ có không gian phát triển.

Bạn cần thực hiện các bài tập giúp giảm khoảng 12% chất béo trong cơ thể vì trung bình chất béo chiếm khoảng 28% trong cơ thể. Do đó, đừng nghĩ rằng đi bộ hay bỏ phần tráng miệng đủ để giảm mỡ thừa, những bài tập cường độ cao mới là lựa chọn tốt nhất đấy.

2. Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Để đàn ông bụng phệ giảm mỡ bụng hiệu quả, hãy ăn ít calo hơn lượng cần tiêu hao. Bạn nên dùng các phần mềm tính calo để xác định lượng calo tiêu hao trong ngày và lựa chọn thực đơn phù hợp.

Dựa trên các nghiên cứu, giảm 500 đến 1.000 calo một ngày sẽ đánh bay khoảng 0.5 đến 1 kg một tuần. Bạn nên ăn các thực phẩm như thịt nạc, thịt gà và các loại rau củ. Hãy cân bằng chế độ ăn với các loại hạt, trái cây và sản phẩm từ sữa ít béo.

Ngoài ra, bạn nên bỏ thói quen ăn thực phẩm nhiều đường, có chất béo bão hòa và uống rượu. Mục tiêu để không còn là đàn ông bụng phệ thì bạn hãy tuân thủ quy tắc ăn này nhé.

3. Gia tăng cường độ luyện tập

Nam giới cần tiêu hao ít nhất 1.800 calo một ngày để hệ trao đổi chất hoạt động hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc giảm calo để tránh mỡ bụng, bạn nên áp dụng các bài tập tiêu hao calo và phát triển cơ.

Dựa trên một nghiên cứu, chạy bộ hay đạp xe khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày giúp giảm mỡ hiệu quả cho đàn ông bụng phệ. Bên cạnh đó, hãy thực hiện xen kẽ các bài tập cường độ cao khác để đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.

Các bài tập cường độ cao là cách giảm bụng phệ hiệu quả. Ví dụ như burpee (đốt cháy mỡ thừa toàn bộ cơ thể) hay lunge (các bước gập gối) xen kẽ với bài tập di chuyển tạo sức mạnh như chống đẩy hay gánh đùi. Nếu có thể, hãy luyện tập song song cả hai để đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, luyện tập thể lực cũng là cách giảm bụng phệ hữu ích. Các bài tập thể lực giúp bạn cải thiện toàn bộ vóc dáng, khác với các bài tập luyện cơ chỉ giúp nâng cơ bụng và các phần trên cơ thể.

Các bài tập gập ngực, gập cơ, squat hay deadlift là những bài tập kết hợp sử dụng các khớp và di chuyển toàn bộ cơ thể để phát triển khung cơ bắp.

Luyện tập càng nhiều thì lượng calo cần được đốt cháy càng lớn. Do đó, hệ số chuyển đổi này càng cao sẽ giúp đánh bay mỡ thừa và giảm bụng phệ nhanh chóng hơn.

Ai bảo làm bố là khổ? Sức khỏe đàn ông khi lên chức bố có thể được cải thiện tốt hơn hẳn khi cùng vợ học cách chăm sóc thiên thần bé nhỏ của mình đấy!

Khi bạn lên chức bố, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải loay hoay giúp vợ thay tã, bế bồng, dỗ con khóc hằng đêm… Bạn sẽ vất vả hơn, song đồng thời cũng háo hức hơn với niềm vui mới và ý thức được trách nhiệm của mình để chăm sóc con tốt nhất có thể. Vì yêu con nên bạn cũng sẽ tự nguyện điều chỉnh những thói quen xấu của mình, những điều mà ngay cả vợ bao nhiêu lần giận dỗi vẫn không lay chuyển nổi!

1. Giúp bạn loại bỏ thói quen xấu

Qua nhiều năm, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng đàn ông đã lập gia đình thường giảm thiểu các thói quen xấu chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu bia hoặc lái xe phân khối lớn. Nhiều thói quen có thể gây bệnh đột quỵ. Linda Waite, tác giả của quyển sách The Case for Marriage: Why Married People Are Happier, Healthier and Better Off Financiallycho biết việc có con đem đến những ảnh hưởng tích cực trong đời sống của đàn ông. Có gia đình sẽ giúp đàn ông trở nên có trách nhiệm hơn nhiều nên sẽ thay đổi để có lối sống lành mạnh hơn.

2. Giúp bạn quan tâm đến chế độ ăn uống 

Rất nhiều ông bố cho biết rằng từ khi có con họ ngày càng quan tâm hơn về việc ăn uống một cách lành mạnh. Nhiều đàn ông trước khi có con thường xuyên ăn ở các tiệm thức ăn nhanh hoặc bỏ bữa hay nhậu nhẹt. Tuy nhiên, sau khi có con, đàn ông có xu hướng về nhà ăn cơm và thậm chí còn phụ vợ làm bếp. Nhờ vậy, sức khỏe đàn ông sẽ được cải thiện tốt hơn với chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng tại nhà.

3. Giúp bạn quan tâm đến sức khỏe bản thân 

Dù đôi lúc bạn sẽ có cảm giác lo lắng rằng mình đang mắc bệnh, nhưng so với phụ nữ, đàn ông rất ít khi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, đối với những người đàn ông đã có gia đình thì khác, họ cho biết việc đưa vợ hoặc con đến bệnh viện khiến họ quen dần và quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn.

4. Giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm

Một trong những tác dụng phụ của việc làm bố là điều này có thể cải thiện sự tự tin cũng như tự trọng của đàn ông. Việc trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con mình sẽ khiến bạn phải từ bỏ một số thứ từng quan trọng đối với bạn. Quan hệ giữa người đàn ông và gia đình mình càng tốt thì sẽ càng giảm được nguy cơ mắc chứng trầm cảm, lo âu hoặc những chứng bệnh tâm lý tương tự. Hơn nữa, mối quan hệ với bé càng tốt thì sẽ giúp cho mối quan hệ gữa chồng với vợ càng êm đẹp.

5. Giúp bạn có thêm nhiều niềm vui

Dù cho khoảng thời gian đầu làm bố có thể khiến bạn chán nản do mất đi sự tự do vốn có, nhưng khi đã quen với cuộc sống mới, bạn sẽ nhận thấy rằng việc làm bố giúp cho bạn lạc quan hơn rất nhiều. Đặt niềm tin vào con giúp đàn ông có thêm nhiều hy vọng, và đó là một điều rất tốt. Qua nhiều nghiên cứu và khảo sát, các chuyên gia cho biết những người sống lạc quan có thể chống lại bệnh tật tốt hơn và sống lâu hơn những người bi quan.

Làm bố chưa bao giờ là một việc dễ dàng, nhưng sứ mệnh thiêng liêng này sẽ khiến cuộc đời bạn thay đổi cùng với những trải nghiệm mới mẻ. Hãy chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để có thể bảo vệ và chăm sóc hai mẹ con chu đáo bạn nhé!

Bạn nghĩ dương vật chỉ dùng cho chuyện đi vệ sinh và chuyện ấy? Thực ra, các biểu hiện của dương vật nói lên rất nhiều vấn đề như dấu hiệu dương vật có thể dự báo sức khỏe của bạn bao gồm nhiều bệnh khác nhau chứ không chỉ là rối loạn cương dương!

Cùng xem thử 6 dấu hiệu dương vật phổ biến dự báo điều gì về sức khỏe của bạn theo bài viết dưới đây nhé.

1. Dương vật khi cương bị cong

Tình trạng này khá phổ biến, được biết như bệnh Peyronie gây ra bởi sự tích tụ mô sẹo. Điều này có thể từ chấn thương dương vật như trong khi chơi thể thao. Một chút cong có thể được xem là bình thường. Chúng ta thường sẽ có phải giải quyết một đường cong lớn hơn 30 độ hoặc nếu điều đó gây cản trở việc quan hệ tình dục.

Điều trị vấn đề này phải tùy theo từng trường hợp, do đó bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để tìm ra cách xử trí hợp lý cho trường hợp của mình. Những người đàn ông bị bệnh Peyronie có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn, theo một nghiên cứu năm 2017 về khả năng sinh sản và vô sinh.

2. Có một cục u ở bên dưới lớp da

Thông thường bạn sẽ cảm nhận tình trạng này qua độ cứng và đôi khi là do một mạch máu. Một tuyến bạch huyết bị chặn cũng có thể là nguyên nhân.

Bạn nên sắp xếp thăm khám tiết niệu, tỷ lệ là cục u lành tính khá cao và bạn có thể không cần phải can thiệp gì cả. Tuy nhiên, nếu cục u được gây ra bởi mô sẹo và hiện diện với một số lượng đáng kể gây ảnh hưởng đến quan hệ thì bạn có thể nhờ sự can thiệp của bác sĩ để loại bỏ khá dễ dàng.

3. Dương vật có vết sưng tấy

Rất nhiều yếu tố có thể gây ra chấn thương dương vật với những vết sưng tấy. Đó có thể là những tổn thương lành tính, ví dụ như bạn có thể bị nổi mụn ở dương vật cho đến tình trạng nặng nề hơn với vô số những cục u nhỏ. U nang cũng rất phổ biến và giống như những con nhộng trên dương vật thì thường không phải là một vấn đề lớn.

Tuy nhiên, một số cục u lại đến từ những vấn đề nghiêm trọng hơn. Mụn cóc sinh dục, một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi một số loại virus HPV là một khả năng. Trên dương vật, những mụn cóc này thường trông giống như đầu nhỏ li ti của súp lơ.

Trong trường hợp bị mụn cóc, bạn sẽ cần đến khám bác sĩ. Các mụn cóc có thể được chiếu tia laser hoặc loại bỏ bằng thuốc. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng HPV của bạn và nguy cơ mụn cóc sinh dục để biết bạn có cần xét nghiệm nào không nhé.

4. Dương vật của bạn bị đau

Lở loét trên lớp da của dương vật có thể gây đau hoặc không. Tùy thuộc vào cảm giác mà bạn đang trải nghiệm, bạn cần xem xét các khía cạnh vấn đề khác nhau. Trường hợp bị giang mai, bạn cũng có thể thấy đau, nhưng đa phần thường không có cảm giác đau và có thể được điều trị bằng một mũi tiêm penicillin đơn giản. Bệnh giời leo cũng có thể gây ra đau và có thuốc để giảm các cơn bùng phát và tái phát bệnh.

Dù là một vấn đề của dương vật nhưng vẫn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn, vì cả herpes và giang mai đều là những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hãy đi khám để biết chắc rằng bạn có cần làm xét nghiệm nào không.

5. Đường tiểu của bạn có vấn đề

Tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu cũng là một vấn đề đáng bận tâm, ngay cả khi chỉ là một lượng rất nhỏ. Bạn sẽ cần nhiều xét nghiệm khác nhau để khẳng định, ví dụ có thể dự đoán rằng ung thư là một trong các nguyên nhân có thể xảy ra trong trường hợp này. Đó là những xét nghiệm rà soát và soi vào các cơ quan liên đới như thận hay bàng quang.

Khi bạn trông thấy nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ thì điều này có thể báo hiệu tình trạng sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang hoặc chấn thương. Các vấn đề về đường tiểu khác, chẳng hạn như chèn ép ở một vị trí nào đó trong bàng quang gây ra tình trạng tồn dư nước tiểu hay són tiểu, khi mà bạn không thể tiểu hết lượng nước tiểu hoàn toàn và cứ phải thường xuyên ra vào nhà vệ sinh để tiểu mỗi lần một ít thì đây thường là kết quả của tình trạng phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Những trường hợp trên nên được thăm khám và xét nghiệm sàng lọc để loại trừ bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhằm đảm bảo an toàn, mặc dù còn phải phụ thuộc vào tuổi tác, nền tảng và tiền sử bệnh trong gia đình của bạn. Nếu có thể, điều quan trọng là phải nhận biết ung thư tuyến tiền liệt trước khi có thể biểu hiện ra các triệu chứng. Điều này có thể được phát hiện dễ dàng chỉ với một buổi thăm khám thường quy và xét nghiệm máu.

6. Tinh hoàn xuất hiện cục u

Điều này sẽ có ít nhiều khả năng ảnh hưởng đế khả năng sinh sản. Tuy nhiên, chẳng dễ để phát hiện một cục u tại vị trí ít được quan tâm như vậy, và may mắn rằng đây thường là tình trạng lành tính. Nếu bạn cảm thấy có một khối u gây ra tình trạng đau thì bạn có thể nghĩ đến mụn nhọt hoặc nhiễm trùng. Khi đó, bạn sẽ cần sử dụng thuốc kháng sinh để làm sạch vi khuẩn tại khu vực đó nhằm điều trị triệt để.

Một loại cục u đáng lo ngại hơn thường được biết đến với tên gọi xoắn tinh hoàn, khi dây cung cấp máu cho tinh hoàn đã bị xoắn lại và bị cắt. Thông thường do chấn thương, các triệu chứng xuất hiện nhanh và có thể kèm theo sốt, buồn nôn, sưng bìu và đau bụng. Xoắn tinh hoàn là một trường hợp cần phải cấp cứu y tế. Nếu nhận thấy các triệu chứng nêu trên thì bạn nên báo với người thân để được ngay lập tức đến phòng cấp cứu.

Một khối u có khả năng chuyển biến nghiêm trọng khác mà bạn có thể nghĩ đến do ung thư tinh hoàn gây ra. Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư phổ biến ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 45 và hoàn toàn có khả năng điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm.

Tương tự như với phụ nữ, bộ phận sinh dục có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với phái mạnh. Thông qua dấu hiệu dương vật dự báo sức khỏe, bạn có thể biết được nhiều điều về tình trạng cơ thể hiện tại. Do đó, nếu bạn cảm thấy ở dương vật có điều bất ổn thì hãy sắp xếp thời gian đi khám ngay nhé.