Mần trầu dùng toàn cây tươi hay khô. Có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, Bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan.

Mần trầu dùng toàn cây tươi hay khô. Có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, Bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan. Dùng ở các trường hợp hư tổn, chướng bụng, tiểu tiện không thông, phong thấp, sốt rét, sốt, gan nóng, huyết áp cao.

Cỏ mần trầu có khắp mọi miền nước ta và có nhiều tên khác như: vườn trầu, màn trầu… Tên Hán cũng nhiều như: dã kê thảo (móng gà rừng). Tên Latin là Eleusine indica (L) Gaertn, họ Lúa (Poaceae). Cỏ mần trầu có cụm hoa mọc trên 1 cán ở ngọn thân gồm 5 – 7 bông, xếp tỏa tròn như những cái chong chóng, lá nhỏ dài. Cỏ mần trầu cả cây được dùng làm rau thuốc dạng tươi và khô.

Kết quả hình ảnh cho Cỏ mần trầu rất giàu công dụng"

Một số kinh nghiệm dùng cỏ mần trầu

Hải Thượng Lãn Ông dùng cỏ mần trầu 40g, sắc với ích mẫu 40g, uống chữa viêm tinh hoàn (Bách gia trân tàng).

Theo Hội Y học Dân tộc Thanh Hóa: mần trầu vị nhạt, tính mát, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, mát gan, lợi tiểu, chữa cảm mạo mồ hôi không ra được… Liều 20 – 40g.

Chữa sỏi tiết niệu (lương y Lê Mậu Biền cống hiến): cỏ mần trầu 40g, bông mã đề 20g, mộc thông 8g, chi tử 8g, lá tre 20 lá, cam thảo 8g, cù mạch 8g, hương phụ chế 12h, sinh địa 16g. Nếu đái ra máu thì thêm 20g rễ cỏ tranh, đái buốt thêm hoạt thạch 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống một đợt 10 thang.

Kinh nghiệm đồng bào Chăm. Người Chăm gọi cỏ mần trầu là sơ chài. Dùng để thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, mát gan, chữa ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực, mệt nhọc. Dùng dạng nước sắc 16 – 20g.

Đồng bào dân tộc Dao ở Hà Giang dùng bài thuốc có cỏ mần trầu sau đây để chữa bệnh tóc bạc rất hiệu nghiệm:

Thuốc uống: cỏ mần trầu 10g, rễ khúc khắc 25g, vỏ thân cây ngũ ga bì 15g, vỏ thân đỗ trọng 15g, rễ cam thảo 5g, cả cây nhân trần 5g. Về mùa đông, thêm 2g gừng nóng. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc uống trong một ngày, sau bữa ăn chính khoảng 15 phút. Kiêng chất tanh, chất kích thích, rau muống, cà chua. Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh không được dùng.

Thuốc dùng ngoài: cả cây cỏ mần trầu 200g, bồ kết 3 quả, cỏ mần trầu thái nhỏ nấu với hai lít nước đến sôi. Để âm ỉ lửa nhỏ trong 5 phút, chắt lấy nước trong, để vừa ấm gội đầu, nên ngâm tóc trong nước càng tốt. Sau đó, tráng lại bằng nước lã.

Kinh nghiệm của một số lương y

Cụ Trần Tiễn Hy:

Chữa đại tiện ra máu đen do chảy máu dạ dày nên dùng bài thuốc sau: cỏ mần trầu, muồng trâu (cành lá), cam thảo nam, cây ké, trắc bá diệp, rễ tranh (sao đen), rau má mỗi thứ 1 nắm; cỏ mực 2 nắm, ngải cứu 9 lá, củ sả 5 lá, gừng sống 3 lát, than tóc rối 2 muỗng, lọ nồi chảo gang (bách thảo sương) 1 muỗng canh. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát chia 2 lần uống trong ngày. Sắc nước 2 uống trong ngày.

Lương y Nguyễn Văn Phấn:

Nóng sốt môi nứt, lưỡi tưa: cỏ mần trầu, rau má, rau bồ ngót, rễ tranh, cỏ mực, rau sam, lá muồng trâu, cây ké, mỗi thứ 1 nắm; bí đao 2 khoanh, đậu xanh 1 muỗng to. Sắc uống như trên.

Nổi mụn trong miệng: do ăn uống nhiều đồ cay nóng nên cần thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiện. Dùng: cỏ mần trầu, cây muỗng trâu, rễ cỏ tranh, rau sam, rau má, rau ngót, rau dền trắng, cỏ mực, cây ké, cây đậu săng, cam thảo nam, mỗi thứ 1 nắm; bí đao 2 khoanh mỏng, củ sả 10 lát mỏng, gừng tươi 3 lát, vỏ quýt 1 cái. Sắc với nước ngập 1 lóng ngón tay còn 1 bát để uống hết. Sắc lần 2, lần 3 để uống trong ngày.

Kết quả hình ảnh cho Cỏ mần trầu rất giàu công dụng"

Lương y Vương Đăng:

Băng huyết: cỏ mần trầu, cây muồng trâu (thái nhỏ), cam thảo nam, rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây ké, mỗi thứ 1 nắm; ngải cứu 10 lá, củ sả 10 lát, gừng sống 10 lát, vỏ quýt 1 vỏ. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Lương y Nguyễn Hữu Chi:

Huyết trắng dầm dề do huyết nóng: cỏ mần trầu, cây muồng trâu (thái nhỏ), rau má, cỏ mực, cây móng tay trắng, rau sam, rễ cỏ tranh, vỏ dừa thái nhỏ, cây ké, cây vậy (dậy) trắng (thái nhỏ), cây bông trang trắng, cam thảo nam, mỗi thứ 1 nắm; ngải cứu 10 lá, củ sả 10 lát, gừng sống 10 lát, vỏ quýt 1 cái. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát chia 2 lần uống, sắc lần 2 uống trong ngày thay nước uống.

Đang cho con bú, vú sưng đau: cấp bách dùng 2 cách trong uống ngoài đắp như sau:

– Uống trong: cỏ mần trầu 40g, bồ công anh 12g, thổ phục linh 20g, ngổ đất 40g, rau sam 20g, lá ớt 20g, cỏ the 20g, me đất 16g, măng sậy 40g, măng tre già 20g, dây hoàng đằng 20g, củ cỏ ống 20g, cây chó đẻ răng cưa 16g, dây cườm thảo 16g, lá vông nem 40g, cỏ mực 40g, khổ qua 40g, rễ tranh 40g. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát chia 2 uống. Sắc nước 2 – 3 uống cả ngày.

– Thuốc đắp: cây bòng bong 1 nắm, tóc rối 2 nắm. Giã nhuyễn rồi trộn dấm đắp lên vú. Khi đã khô lại trộn dấm cho ẩm lại đắp tiếp.

Lương y Hoàng Duy Tân:

Trị mát” (tâm thần): bị cảm sốt cao kép dài, khát dữ dội, đòi tắm, đập phá, nói nhảm, không ngủ được. Dùng cỏ mần trầu 20g (bỏ hoa, rễ). Sắc uống liên tục, có thể uống 60g/ngày và kéo dài 1 tháng. Bệnh nhân rất thích uống nước này, bệnh nhân khỏi lại lên cân. Theo lý giải của lương y Tân: mần trầu còn có tên thanh tân thảo, hàm nghĩa làm mát tân dịch bị khô do sốt nóng dữ, gây bốc hỏa, xâm hại tâm (tâm tàng thần).

Kết quả hình ảnh cho Cỏ mần trầu rất giàu công dụng"

Chữa tóc khô cứng, dễ gãy, đổi màu (đã dùng các loại dầu gội không có kết quả kể cả dầu gội bồ kết): lấy cỏ mần trầu 40 – 50g, nấu sôi kỹ lấy nước gội đầu hàng ngày. Sau 2 tuần thấy chuyển biến rõ. Sau 1 tháng tóc mọc đen đều mềm mượt. Theo lương y Tân, dân gian đã truyền miệng “Bồ kết sạch gầu, mần trầu tốt tóc”. Theo kinh nghiệm dân gian, để gội đầu thường ngày đề phòng các bệnh thì tốt nhất là phối hợp cỏ mần trầu với hương nhu.

Sỏi tiết niệu (STN) thuộc phạm vị chứng “Thạch lâm” trong y học cổ truyền. Người bệnh có biểu hiện trong nước tiểu có lúc có sạn, có khi tiểu buốt, tiểu gắt, nước tiểu vàng đỏ đục…

Sỏi tiết niệu (STN) thuộc phạm vị chứng “Thạch lâm” trong y học cổ truyền. Người bệnh có biểu hiện trong nước tiểu có lúc có sạn, có khi tiểu buốt, tiểu gắt, nước tiểu vàng đỏ đục, đau, tức vùng bụng dưới hoặc thắt lưng.

Bệnh phần do thấp nhiệt, viêm nhiễm, uống ít nước, ăn nhiều thức ăn mặn cay nóng, tỳ thận vận hóa kém… đều có thể sinh STN… Sau đây là một số loại rau củ quả bổ mát, có tác dụng thanh thấp nhiệt, thông tiểu, bài thạch, ngăn ngừa sỏi tái phát, rất tốt cho người STN.

Rau om (ngò om): ngày dùng 150g hoặc hơn, xay ép nước uống hoặc nhúng lẩu, ăn canh chua. Trị STN, viêm tiết niệu, đau quặn thận, ngăn ngừa sỏi tái phát.

Sỏi tiết niệu thuộc phạm vi chứng “thạch lâm” của y học cổ truyền.

Dứa (thơm): ngày dùng 100g hoặc hơn nấu canh chua hoặc xào, hay ép lấy nước uống. Trị STN viêm tiết niệu, tiểu buốt, tiểu gắt, ngăn ngừa sỏi tái phát.

Mã đề: ngày dùng 200g hoặc hơn nấu nước uống, hoặc nấu canh ăn… Trị STN, ngăn ngừa viêm tiết niệu mạn tính.

Khèo nèo (cù néo): ngày dùng 150g hoặc hơn ăn lẩu, nấu canh chua, bóp dấm, xào, sắc nước uống. Trị STN viêm tiết niệu, đi tiểu buốt gắt, tiểu ra máu.

Đu đủ: ngày dùng 150g hoặc hơn trái chín ăn tươi, trái gần chín nấu canh với thịt vịt, thịt gà ăn… Có thể dùng hoa đu đủ đực ngày 50g hoặc hơn hấp chín ăn. Trị STN, ngăn ngừa sỏi tái phát.

Chuối hột: chuối chín thái lát phơi khô, sao vàng mỗi ngày dùng 50g hoặc hơn, sắc hoặc ngâm rượu uống. Trái non thái lát phối hợp rau khác ăn sống. Trị STN, ngăn ngừa sỏi tái phát.

Rau dừa nước (du long thái): ngày dùng 150g hoặc hơn nấu canh, ăn lẩu, hoặc sắc nước uống. Trị STN tiểu đục, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu buốt gắt, phù thũng.

Râu ngô: ngày dùng 50g khô (tươi gấp 2-3 lần) sắc nước uống nhiều ngày. Phòng trị STN viêm tiết niệu, tiểu đục, tiểu khó, tiểu ra máu.

Đậu bắp: ngày dùng 100g trái tươi hoặc hơn, luộc, nấu canh chua hoặc xào ăn nhiều ngày. Trị STN, ngăn ngừa viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu.

Cỏ bợ: ngày dùng 100g hoặc hơn, nấu canh cua, ăn lẩu, cá hoặc luộc, nấu nước uống. Trị STN, viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu, đau quặn thận.

Bí đao: ngày dùng 200g hoặc hơn nấu canh thịt vịt  hoặc luộc.  Phòng  trị STN, người gầy nóng, do thận âm hư, tiểu buốt gắt.

Thịt vịt nấu bí xanh phòng trị STN, người gầy nóng, do thận âm hư, tiểu buốt, dắt.

Chua me (chua me hoa vàng): ngày dùng 100g hoặc hơn, nấu canh chua, ăn lẩu, kho om với cá chép, cá diếc… Trị STN viêm tiết niệu, tiểu buốt gắt, tiểu ra máu.

Rau càng cua: ngày dùng 200g hoặc hơn ăn sống, ăn lẩu, bóp dấm, ăn gỏi… Trị STN, tiểu buốt gắt, tiểu vàng đục cuối bãi, sốt.

Cải xoong: ngày dùng 200g hoặc hơn nấu canh hoặc xào ăn… Trị STN, tiểu bí, do thận âm suy, thấp nhiệt, ngăn ngừa viêm tiết niệu.

Củ cải (la bặc căn): ngày dùng 100g hoặc hơn nấu canh, xào ăn… Trị STN, viêm tiết niệu, ngừa sỏi thận.

Rau sam: ngày dùng 100g hoặc hơn, nấu canh, xào ăn. Trị STN viêm tiết niệu, tiểu bí, đau quặn thận.

Khế: ngày dùng 2-3 trái hoặc hơn nấu canh chua, hoặc kho cá, ăn tươi. Trị STN, viêm tiết niệu, tiểu vàng, buốt gắt.

Lá giang: ngày dùng 50g hoặc hơn nấu canh cá hoặc ngao sò hến đều hợp. Phòng trị STN, viêm tiết niệu.

Sương sâm (sâm nam): Tên học là Cycleapesltata. Dùng ngày 100g lá tươi vò lấy nước cốt làm sương sáo, hoặc sắc nước uống. Trị STN viêm tiết niệu, ngừa sỏi tái phát.

Lương y: Phan Thị Thạnh

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Tên gốc: Cây kim ngân

Tên gọi khác: Kim ngân hoa

Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb

Tên tiếng Anh: Honeysuckle

1. Tìm hiểu về thảo dược kim ngân hoa

1.1. Cây kim ngân là thảo dược gì?

Cây kim ngân, vị thuốc trong Đông y, là một loại cây dây leo, thân dài, có khi đến hơn 10m, cành non có màu xanh lục, có lông xung quanh thân cành, cành già có màu đỏ nhạt, cành nhẵn. Lá cây mọc đôi hoặc 3 lá một, hình trứng đầu thon nhọn, cuống ngắn, có lông mịn.

Hoa mọc thành chùm gồm 2 – 4 hoa. Hoa có dạng hình ống xẻ ở hai bên, bên lớn xẻ thành ba hoặc bốn thùy nhỏ. Ban đầu hoa có màu trắng, sau khi nở một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng. Trong cùng một thời điểm trên cây có cả hoa mới nở và hoa đã già, nên có màu trắng giống bạc và màu vàng như vàng nên cây được gọi là kim ngân.

1.2. Tác dụng thảo dược kim ngân hoa

Cây kim ngân có tác dụng gì?

Đa số mọi người đều biết cây kim ngân là một loại cây cảnh để sinh tài lộc (theo quan niệm phong thủy). Song trong Đông y, cây kim ngân để làm thuốc lại là một loại cây thảo dược.

Kết quả hình ảnh cho Kim ngân hoa"

Cây kim ngân bắt đầu ra hoa trong khoảng từ tháng 6 – 7. Hoa kim ngân chứa tinh dầu, trong đó có α-pinen, geraniol, carvacrol, eugenol, đặc biệt là flavonoid gồm: luteolin, luteolin-7-glucosid, axit clorogenic, lonicerin… Cành lá chứa saponin, axit clorogenic.

Kim ngân hoa có các tác dụng điển hình như:

  1. Tác dụng kháng sinh: Một vài nghiên cứu cho thấy trong nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga.
  2. Tác dụng trên đường huyết: Một số nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân. Kết quả là những con thỏ uống nước sắc có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5 – 6 giờ mới trở lại bình thường so với những con không uống.
  3. Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: Năm 1966, giáo sư Đỗ Tất Lợi và các cộng sự đã nghiên cứu trên chuột lang và chỉ ra rằng nước sắc kim ngân có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ.
  4. Không độc tố: Cùng nghiên cứu về tác dụng của kim ngân hoa, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, kim ngân hoa không có độc tố. Ông và các cộng sự đã cho chuột thực nghiệm uống rất nhiều nước sắc kim ngân hoa với hàm lượng gấp 150 lần so với liều điều trị cho người. Kết quả, khi giải phẫu cơ thể chuột, ông và mọi người nhận thấy các bộ phận đều bình thường.

Do đó, kim ngân hoa được sử dụng điều trị các chứng bệnh như:

Ngoài ra, cây kim ngân còn được sử dụng để chữa các chứng rối loạn nước tiểu, đau đầu, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và ung thư. Một số người sử dụng cây kim ngân để tăng tiết mồ hôi, làm thuốc nhuận tràng, chống ngộ độc, ngừa thai, thoa lên da để điều trị viêm, ngứa và diệt vi trùng.

Vị thuốc từ cây kim ngân có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

1.3. Cơ chế hoạt động của kim ngân hoa

Việc uống nước sắc kim ngân hoa có thể giảm viêm nhiễm, ức chế tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn… Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

2. Liều dùng

2.1. Liều dùng thông thường của cây kim ngân là bao nhiêu?

Kết quả hình ảnh cho Kim ngân hoa"

Với mỗi bệnh nhân, liều dùng của kim ngân hoa sẽ có lượng khác nhau. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy trao đổi với thầy thuốc và bác sĩ để biết liều dùng thích hợp. Liều dùng tham khảo cho từng chứng bệnh cụ thể như sau:

1. Điều trị tiêu chảy: Kim ngân hoa dùng khoảng 2 – 5g hoặc 10 – 12g cành lá sắc dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao. Uống hàng ngày giảm dần liều lượng khi tình trạng tiêu chảy đã thuyên giảm và dừng uống khi đã hoàn toàn bình phục.

2. Điều trị thông tiểu: Kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g, rửa sạch, bỏ vào siêu, đổ 200ml nước vào sắc còn 100ml. Chia ra uống làm 2 – 3 lần/ngày.

3. Trị cảm cúm:

  •  Kim ngân hoa 4g, kinh giới 3g, cam thảo đất 3g, lá tía tô 3g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát, sài hồ nam 3g. Sắc xong để nguội khoảng 30 phút thì uống được.
  • Kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2–3 lần uống trong ngày.
  • Kim ngân 4g, tía tô 3g, kinh giới 3g, cam thảo đất 3g, cúc tần hoặc sài hồ nam 3g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Sắc uống.

4. Trị sởi: Kim ngân hoa 30g, cỏ ban 30g. Dùng tươi, giã nhỏ hòa thêm nước, lọc bỏ bã, uống nước. Có thể phơi khô, sắc uống.

5. Trị đau họng, quai bị: Hoa kim ngân 16g, đậu xị 18g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 4g, cát cánh 8g, trúc diệp 12g, tinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g, liên kiều 12g. Bỏ tất cả các vị thuốc vào siêu sắc uống.

6. Trị ruột thừa, viêm phúc mạc: Kim ngân hoa 120g, đương quy 80g, hoàng cầm 16g, địa du 40g, cam thảo 12g, huyền sâm 80g, ý dĩ nhân 20g, mạch môn 40g, sắc để nguội 30 phút rồi uống.

7. Trị mụn nhọt sắc đỏ biến thành đen: Kim ngân (cả cành, lá) 80g, hoàng kỳ 160g, cam thảo 40g. Thái nhỏ cả 3 vị thuốc, dùng 1 cân rượu ngâm, chưng 2 – 3 giờ, bỏ bã, uống dần.

8. Trị phát bối, nhọt độc: Kim ngân hoa 160g, cam thảo (sao) 40g. Hai vị thuốc này tán thành bột, mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng.

9. Trị phát bối, ung nhọt mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén, sắc còn 2 chén. Sau đó cho thêm đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống.

10. Trị sữa không xuống, kết lại gây viêm vú sưng đau: Kim ngân hoa, đương quy, hoàng kỳ (nướng mật), cam thảo mỗi vị 10g. Sắc, thêm nửa chén rượu, uống.

11. Trị bầu vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy dịch: Kim ngân hoa 20g, hoàng kỳ (sống) 20g, đương quy 32g, cam thảo 4g, lá ngô đồng 50 lá. Nước 1/2 chén, rượu 1/2 chén, sắc uống.

12. Trị mụn nhọt, lở ngứa: Hiện có các bài thuốc kim ngân hoa trị nhọt lở ngứa:

  • Kim ngân hoa 20g, cam thảo 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp lên chỗ đau.
  • Kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

13. Trị ung nhọt, dị ứng, mẩn ngứa:

  • Kim ngân hoa 10g, ké đầu ngựa 4g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
  • Kim ngân 6g (hoa) hoặc 12g (lá và cành), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm 4g đường. Người lớn uống 24 liều trên, trẻ nhỏ 12 liều.

14. Trị ruột thừa viêm cấp hoặc phúc mạc viêm: Kim ngân hoa 120g, mạch môn 40g, địa du 40g, hoàng cầm 16g, cam thảo 12g, huyền sâm 80g, hạt ý dĩ 20g, đương quy 80g, sắc uống.

15. Dự phòng não viêm: Kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, hạ khô thảo 20g, sắc uống.

16. Tăng tuổi thọ: Kim ngân có vị ngọt, tính hàn, không có độc tố đi vào tâm và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên việc uống nước kim ngân hằng ngày sẽ giúp bạn có thể tăng tuổi thọ.

Kết quả hình ảnh cho Kim ngân hoa"

2.2. Dạng bào chế của cây kim ngân là gì?

Bộ phận thường được dùng làm thuốc của cây kim ngân là hoa và dùng ở dạng khô (phơi hay sấy khô), cành và lá khô cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến so với hoa. Hoa kim ngân sẽ được thu hái khi nụ hoa sắp nở, thu hái khi trời đã ráo sương. Cành lá được thu hái khoảng tháng 9 – 10. Sau khi thu hái, hoa, cành lá sẽ được đem phơi hay sấy khô. Hoa khô dùng để sắc nước uống hoặc ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:5.

3. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng kim ngân hoa?

Chưa có kết luận nào về độ an toàn của cây kim ngân hoa. Tuy nhiên, theo tài liệu nghiên cứu, một chế phẩm tiêm tĩnh mạch bao gồm dược liệu kim ngân hoa và hai loại thảo dược khác đã được sử dụng an toàn ở trẻ em.

Tiếp xúc trực tiếp với cây kim ngân hoa có thể gây tình trạng phát ban da (ở những người bị dị ứng).

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ của cây kim ngân, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

4. Trước khi dùng cây kim ngân, bạn nên lưu ý những gì?

Lá kim ngân chứa saponin. Đây là một loại độc chất nhưng cơ thể kém hấp thu chất này, vì vậy hầu như không gây hại. Saponin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm phổ biến như một số loại đậu. Để an toàn tuyệt đối, bạn hãy nấu chín kỹ, sau đó đổ nước ban đầu đi và nấu lại một lần nữa. Đây là cách để loại bỏ saponin ra khỏi bài thuốc.

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây kim ngân hoặc các loại thuốc, thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ yếu tố nào như: thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay lông động vật…

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây kim ngân với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Kết quả hình ảnh cho Kim ngân hoa"

5. Mức độ an toàn của cây kim ngân như thế nào?

5.1. Mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin trong việc sử dụng các bài thuốc từ cây kim ngân trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

5.2. Phẫu thuật

Bạn ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

6. Cây kim ngân có thể tương tác với những yếu tố nào?

Loại thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây kim ngân.

Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông/thuốc chống tiểu cầu) bao gồm: aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®,…), ibuprofen (Advil®, Motrin®,…), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®,…), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®) , heparin, warfarin (Coumadin®)… có thể tương tác với cây kim ngân.

Nguồn; hellobacsi.com

Tên thường gọi: Hoàng đằng

Tên gọi khác: Dây vàng giang, hoàng liên nam, thích hoàng liên…

Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour

Họ: Tiết dê (Menispermaceae)

1. Tổng quan về dược liệu hoàng đằng

1.1. Tìm hiểu chung về hoàng đằng

Thực tế, hoàng đằng có hai loài là Fibraurea tinctoria và Fibraurea recisa. Có những tác giả ghi nhận gộp chung chúng là một nhưng cũng có người phân thành hai loài khác nhau.

1. Fibraurea recisa Pierre: là loài cây mọc leo, thân cứng, to. Rễ và thân già có vỏ ngoài nứt nẻ, gỗ màu vàng. Lá mọc so le, cứng, nhẵn, hình trái xoan hoặc mũi mác, có 3 gân chính rõ ràng. Mặt trên lá màu xanh sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng, mọc thành chùm phân nhiều nhánh. Hoa nhỏ, màu vàng lục, có 3 cánh hoa. Quả hình trái xoan, khi chín có màu vàng, chứa một hạt hơi dẹt.

2. Fibraurea tinctoria Lour: khác với loài trên ở chỗ lá có mũi nhọn rõ hơn. Cụm hoa ngắn hơn, ít phân nhánh. Lá đài ngoài hình tam giác, mép lá nham nhở.

Mùa hoa quả của cả hai loài vào tháng 3–7.

1.2. Bộ phận dùng của hoàng đằng

Cây được dùng rễ và thân, cành già để làm thuốc, thu hái vào tháng 8 và tháng 9. Sau khi thu hoạch, đem rửa sạch rồi chế biến như sau:

  • Hoàng đằng phiến: thái dược liệu thành phiến vát, dày 1–3mm, phơi hoặc sấy khô. Nếu là rễ và thân khô thì đem ngâm, ủ mềm rồi thái phiến vát như trên, đem phơi hoặc sấy khô.
  • Hoàng đằng sao: lấy hoàng đằng phiến đem sao tới khô vàng.

1.2. Thành phần hóa học trong hoàng đằng

Hoàng đằng có chứa palmatin, fibrauin và dehydrocolumbin.

Theo các tài liệu nước ngoài, rễ và thân dược liệu này có palmatin 2, jatrorrhizin, pseudo-columbamin, fibrauin, fibralacton, fibranin, fibramin.

Kết quả hình ảnh cho Hoàng đằng"

2. Tác dụng, công dụng của hoàng đằng

Dược liệu hoàng đằng có những công dụng gì?

Một số tác dụng dược lý của hoàng đằng là:

  • Kháng khuẩn
  • Kháng trypanosoma
  • Tác dụng với hệ thần kinh trung ương
  • Tác dụng đối với hệ tim mạch (hạ huyết áp, đối kháng với loạn nhịp tim…)
  • Chống sốc phản vệ

Tuy nhiên, những tác dụng trên đa số được thực hiện trong phòng thí nghiệm và trên động vật, cần có nhiều bằng chứng lâm sàng hơn nữa.

Trong Đông y, hoàng đăng có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm và can. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp, thông tiện.

Theo kinh nghiệm dân gian, hoàng đằng được dùng làm thuốc bổ, chữa các chứng viêm tấy, kiết lỵ, tiêu chảy, sốt rét, bệnh về gan, nóng trong người, lở ngứa ngoài da, mắt đỏ có màng, viêm tai chảy mủ.

Hoạt chất palmatin chữa đau mắt, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm âm đạo do nấm. Tetrahydropalmatin clorua được điều chế từ palmatin làm thuốc an thần, giảm đau.

Ở Trung Quốc, rễ hoàng đằng mài với nước, dùng bôi ngoài để chữa mụn nhọt, bỏng; thân lá nấu nước tắm chữa đau lưng còn nước sắc của dược liệu này được dùng rửa vết thương.

Kết quả hình ảnh cho Hoàng đằng"

3. Liều dùng của hoàng đằng

Liều dùng thông thường của hoàng đằng là bao nhiêu?

Liều dùng hàng ngày thường là 6–12g, sắc nước uống và nấu nước rửa ngoài. Có thể dùng ở dạng bột, viên.

4. Một số bài thuốc có hoàng đằng

Hoàng đằng được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

4.1. Chữa kiết lỵ

Rễ hoàng đằng phơi khô, thái nhỏ tán thành bột. Vỏ thân cây mức hoa trắng nấu với 2 lần nước rồi cô thành cao mềm. Mỗi lần dùng 6g bột hoàng đằng và 1g cao mức hoa trắng, uống ngày 2 lần.

Có thể dùng cao hoàng đằng phối hợp với cao cỏ sữa lá to làm thành viên 0,3g. Mỗi viên tương đương 1g hoàng đằng khô và 0,5g cỏ sữa khô. Người lớn uống 6–8 viên/ngày, chia làm 2 lần. Trẻ em tùy theo độ tuổi có thể uống 1–5 viên/ngày.

Ngoài ra, viên palmatin clorua 0,02g cũng có khi dùng cho người lớn (uống 4–10 viên/ngày) và viên 0,005g cho trẻ em (uống 2–6 viên/ngày). Mỗi đợt dùng từ 5–7 ngày.

4.2. Chữa viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm gan do virus, bạch đới, tiểu ra máu

Hoàng đằng, mộc thông, huyết dụ mỗi vị 10–12g. Sắc lấy nước uống.

4.3. Chữa lỵ amip và trực trùng

Hoàng đằng tán bột làm thành viên 0,01g. Ngày uống 10–20 viên.

5. Lưu ý, thận trọng khi dùng hoàng đằng

Khi dùng hoàng đằng, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng hoàng đằng một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Kết quả hình ảnh cho Hoàng đằng"

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của hoàng đằng

Phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh có tính hàn không nên sử dụng dược liệu này.

6. Tương tác có thể xảy ra với hoàng đằng

Hoàng đằng có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Nguồn: hellobacsi.com

Cây mật gấu có công dụng điều trị các chứng bệnh như đau nhức xương khớp, ho, ho có đờm, đau họng, đái tháo đường,… Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc chế biến từ cây mật gấu trong bài viết này.

Cây mật gấu (cây mật gấu Nam, lá đắng) là một loại cây thuốc được ứng dụng trong Đông y chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, đái tháo đường,...
Cây mật gấu (cây mật gấu Nam, lá đắng) là một loại cây thuốc được ứng dụng trong Đông y chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, đái tháo đường,…
  • Tên khác: Cây mật gấu Nam, cây lá đắng;
  • Tên khoa học: Gymnanthemum amygdalinum;
  • Họ: Cúc (Asteraceae).

1. Mô tả về cây mật gấu

1.1. Đặc điểm thực vật

  • Thân cây: Cây mật gấu là loài thực vật thân thảo. Thân cây mềm, mọc thành bụi. Cây mật gấu thường cao từ 2 – 5 mét.
  • Lá: Lá cây mật gấu có màu xanh lục. Lá dài khoảng 20cm, hình bầu dục. Lá cây có vị đắng.

1.2. Khu vực phân bố

Cây mật gấu phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Phi.

Cây mật gấu cũng có phân bố tại Việt Nam. Cây dễ trồng và mọc hoang ở khu vực Nam bộ. Cách gọi “cây mật gấu Nam” là để khoanh vùng sinh sống của loại cây này và cũng là để phân biệt với một loại cây khác cũng mang trùng tên là “mật gấu” (cây hoàng liên ô rô, mọc ở miền Bắc).

1.3. Bộ phận dùng

Bộ phận thường dùng của cây mật gấu là thân cây, lá cây.

1.4. Thu hái và sơ chế

Thu hại cây mật gấu quanh năm. Chọn hái những cây vừa trưởng thành, không quá già. Không chọn hái những cây còn non.

Cách sơ chế:

  • Bước 1: Sau khi thu hoạch, rửa sạch thân và lá, để cho ráo nước;
  • Bước 2: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng trước khi dùng.

1.5. Bảo quản

Bảo quản dược liệu cây mật gấu ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp.

1.6. Thành phần hóa học

Những thành phần chính có chứa trong thân cây và lá của cây mật gấu Nam là:

  • Xanthone;
  • Vitamin B1;
  • Vitamin B2;
  • Vitamin A;
  • Vitamin E;
  • Vitamin C;
  • Terpene;
  • Steroid;
  • Tannin;
  • Flavonoid;
  • Axit phenolic;
  • Các loại vi khoáng như: kẽm, sắt, đồng,…
  • Nước;
  • Magie;
  • Selenium.

2. Vị thuốc cây mật gấu

2.1. Tính vị

Cây mật gấu có tính bình, lá có vị đắng.

Cây mật gấu không có chứa chất độc, không gây ra tử vong cho động vật.

Cây mật gấu là loài cây thân thảo, mép có răng cưa. Lá cây có vị đắng.
Cây mật gấu là loài cây thân thảo, mép có răng cưa. Lá cây có vị đắng.

2.2. Quy kinh

Chưa có các nghiên cứu về những ghi chép trong kinh, sách.

2.3. Tác dụng dược lý và chủ trị

Cây mật gấu có các tác dụng dược lý đối với sức khỏe như:

  • Giải độc;
  • Tiêu viêm;
  • Hạ sốt;
  • Kích thích sinh sản Estrogen, duy trì Estrogen;
  • Chống ung thư;
  • Giảm cholesterol xấu trong máu;
  • Lợi sữa cho phụ nữ hậu sản;
  • Chống lão hóa;
  • Kháng viêm;
  • Điều hòa đường huyết;
  • Tốt cho gan và thận.

Cây mật gấu có thể điều trị được những chứng bệnh như:

  • Chữa chứng tả lị;
  • Diệt trừ giun sán;
  • Chữa bệnh sốt rét;
  • Chữa chứng đau họng;
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa;
  • Điều trị ho, ho có đờm;
  • Điều trị đau nhức xương khớp;
  • Chữa cảm sốt;
  • Chữa cảm lạnh;
  • Chữa táo bón.

2.4. Cách dùng và liều dùng

Thân và lá của cây mật gấu có thể dùng để nấu món canh hầm (người Châu Phi), ngâm rượu hoặc làm thuốc.

Trong trường hợp dùng để làm thuốc, người dùng có thể phơi khô, sao vàng, sau đó sắc uống hoặc kết hợp sắc với những vị thuốc khác.

Về liều dùng, các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ dùng khoảng 10g cây mật gấu/ngày. Tuy nhiên, liều dùng của vị thuốc này còn tùy thuốc vào bài thuốc chữa bệnh. Liều lượng dùng có thể gia giảm cho phù hợp với công thức của bài thuốc.

3. Bài thuốc sử dụng cây mật gấu

3.1. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa

Chuẩn bị phần thân cây mật gấu. Rửa sạch, sau đó thái thành những đoạn nhỏ, phơi khô. Khi những đoạn thân cây mật gấu đã khô, người dùng ngâm chúng với rượu trắng. Đậy kín nắp vại rượu. Khi rượu đã chuyển sang màu vàng thì có thể sử dụng được.

Mỗi lần dùng, uống một lượng nhỏ để điều trị rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp.

3.2. Bài thuốc trị đái tháo đường

Bài thuốc này có khả năng điều trị chứng đái tháo đường loại 2. Bạn lấy lá của cây mật gấu, phơi khô. Sau khi phơi khô, sử dụng khoảng 10g, hãm với nước sôi và uống.

Đối với bài thuốc này, người bệnh uống nước lá của cây mật gấu tựa như dùng nước trà (nước chè), hãy dùng thay cho nước trà mỗi ngày.

Tính đắng trong lá mật gấu có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều hòa đường huyết của người bệnh.

Dùng lá mật gấu phơi khô để hãm nước chè, uống giúp trị bệnh tiểu đường loại 2.
Dùng lá mật gấu phơi khô để hãm nước chè, uống giúp trị bệnh tiểu đường loại 2.

3.3. Bài thuốc trị chứng ho, đau họng và ho có đờm

  • Chuẩn bị vài lá mật gấu, rửa sạch trước khi dùng.
  • Cách dùng: Nhai khoảng 1 – 2 lá mật gấu tươi. Nên dùng trước khi đi ngủ buổi tối. Sáng hôm sau, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, dùng lá mật gấu với liều lượng cao.

3.4. Bài thuốc bảo vệ gan, thận, thải độc, tăng cường sức khỏe

Rửa sạch lá cây mật gấu, sau đó phơi khô. Hãm lá mật gấu phơi khô với nước sôi. Uống thuốc hàng ngày, thay cho nước chè. Bài thuốc này giúp gan thận thải độc, loại bỏ những nguy cơ gây bệnh và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

4. Một số lưu ý khi dùng cây mật gấu

Khi dùng cây mật gấu để điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trước khi áp dụng những bài thuốc từ cây mật gấu để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh, người dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dùng cây mật gấu với số lượng lớn có thể gây ra những triệu chứng như hạ huyết áp, táo bón, hạ đường huyết,… Để xử lý tình trạng dùng quá liều, hãy giảm liều dùng hoặc tạm ngưng dùng thuốc. Nếu các triệu chứng trên vẫn chưa biến mất, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết.
  • Người có huyết áp thấp không nên dùng cây mật gấu.
  • Không nên bỏ thuốc tây khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các bài thuốc từ cây mật gấu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc tây đặc trị.
  • Trường hợp phụ nữ có thai không được dùng lá mật gấu. Loại dược liệu này có khả năng gây ra sẩy thai rất cao.
  • Trong quá trình dùng các bài thuốc từ cây mật gấu để trị bệnh, người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ngủ đủ giấc, duy trì lối sống làm mạnh, rèn luyện sức khỏe hàng ngày, tránh xa chất kích thích,… để bệnh mau chóng được đẩy lùi, sức khỏe phục hồi.

Tóm lại, cây mật gấu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như tiêu độc, chống ung thư, kháng viêm, kiểm soát đường huyết, hạ sốt,… Do đó, cây mật gấu (hay còn có tên là cây lá đắng) được ứng dụng trong Đông y để chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, ho có đờm, ho lâu ngày, rối loạn tiêu hóa,…

Khi áp dụng dùng các bài thuốc từ cây mật gấu, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và giới thiệu. Chúng tôi không đưa ra những chỉ định, lời khuyên,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Nguồn: thuocdantoc.org

1. Tìm hiểu chung

1.1. Huyền sâm dùng để làm gì?

Người ta dùng cây huyền sâm để làm thuốc lợi tiểu bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Đôi khi huyền sâm còn được dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nếnbệnh trĩ, sưng và phát ban.

Một số người dùng cây huyền sâm để thay cho cây vuốt quỷ vì tác dụng của hai loại cây khá giống nhau.

1.2. Cơ chế hoạt động của huyền sâm là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy huyền sâm có chứa các chất có tác dụng chống viêm.

1.3. Liều dùng

Liều dùng thông thường của huyền sâm là gì?

Liều dùng cây thuốc này tùy thuộc vào dạng bào chế:

  • Chiết xuất chất lỏng: 2-8 ml (pha với nước tỷ lệ 1:1), dùng hàng ngày;
  • Thuốc sắc: dùng 2-8 g cây thuốc hàng ngày;
  • Rượu thuốc: 2-4 ml (pha với nước tỷ lệ 1:5), dùng hàng ngày.

Liều dùng của cây huyền sâm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây huyền sâm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Kết quả hình ảnh cho huyền sâm"

Dạng bào chế của huyền sâm là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất chất lỏng;
  • Thuốc đắp;
  • Rượu thuốc.

2. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng huyền sâm?

Cây huyền sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nhịp tim giảm, ngừng tim;
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy;
  • Phản ứng mẫn cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

3. Điều cần thận trọng

3.1. Trước khi dùng huyền sâm bạn nên biết những gì?

Lưu trữ huyền sâm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.

Bạn nên theo dõi các phản ứng mẫn cảm. Nếu có bất kỳ phản ứng nào, ngưng dùng thuốc và chuyển sang dùng thuốc kháng sinh hoặc biện pháp khác thích hợp hơn.

Bạn nên thường xuyên đo huyết áp và nhịp tim khi dùng thuốc. Bệnh nhân bị rối loạn tim mạch không nên dùng cây thuốc này.

Kết quả hình ảnh cho huyền sâm"

Những quy định cho cây huyền sâm ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây huyền sâm nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

3.2. Mức độ an toàn của huyền sâm như thế nào?

Không dùng cây huyền sâm cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Những người mẫn cảm với loại thuốc này hoặc có bệnh tim nghiêm trọng không nên dùng cây huyền sâm.

4. Huyền sâm có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây huyền sâm.

Cây huyền sâm có thể tương tác với thuốc lợi tiểu và gây không cân bằng lithium trong cơ thể. Cây thuốc cũng có thể tương tác với:

  • Thuốc chống loạn nhịp, thuốc ức chế beta, thuốc đường huyết;
  • Thuốc trị tiểu đường;
  • Các loại thảo dược có tác dụng đến đường huyết.

Nguồn: hellobacsi.com

Tên gốc: Nấm linh chi

Tên gọi khác: Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung

Tên khoa học: Ganoderma lucidum

Tên tiếng Anh: Lingzhi mushroom

1. Tìm hiểu chung về nấm linh chi

1.1. Tác dụng của nấm linh chi

Nấm linh chi là một loại thảo dược được sử dụng trong Đông y từ rất lâu. Trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có đề cập đến loại thảo dược này.

Tác dụng của nấm linh chi bao gồm:

  • Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Điều trị các bệnh nhiễm virus như cúm, cúm lợn và cúm gia cầm
  • Điều trị các bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn và viêm phế quản
  • Điều trị bệnh tim và các bệnh có liên quan như huyết áp cao và cholesterol cao
  • Điều trị bệnh thận
  • Điều trị ung thư
  • Điều trị các bệnh về gan
  • Tăng nồng độ testosterone
  • Làm loãng máu
  • Làm giãn mạch máu
  • Giảm đường huyết
  • Tốt cho da và tóc

Ngoài ra, công dụng của nấm linh chi còn được nhắc tới trong việc điều trị:

  • HIV/AIDS
  • Bệnh sợ độ cao
  • Hội chứng mệt mỏi mạn tính
  • Mất ngủ
  • Loét dạ dày
  • Ngộ độc
  • Herpes
  • Giảm stress, an thần và thư giãn cơ bắp.

Kết hợp với các loại thảo mộc khác, công dụng của nấm linh chi còn được dùng để điều trị ung thư tiền liệt tuyến.

Nấm linh chi có thể được sử dụng cho nhiều công dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

1.2. Cơ chế hoạt động

Do có chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe nên nấm linh chi được xem là một loại thảo dược có công dụng chống khối u (ung thư) và có lợi cho hệ miễn dịch.

Hiện nay, công dụng của nấm linh chi vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

1.3. Thành phần 

Thành phần của nấm linh bao gồm: protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, một số vitamin và khoáng chất như với kali, canxi, phốt pho, magiê, selen, sắt, kẽm, đồng… Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều phân tử hoạt tính sinh học như terpenoids, steroid, phenol, nucleotide và dẫn xuất của chúng, glycoprotein và polysaccharides. Protein của nấm chứa tất cả các axit amin thiết yếu, đặc biệt giàu lysine và leucine.

2. Liều dùng nấm linh chi

2.1. Liều dùng thông thường của nấm linh chi là bao nhiêu?

Liều lượng sử dụng nấm linh chi sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nấm linh chi có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để xem bạn có thể sử dụng loại thảo mộc này không và liều dùng thích hợp là bao nhiêu.

2.2. Dạng bào chế

Nấm linh chi thường được bào chế theo các dạng như:

  • Trà
  • Bột
  • Chiết xuất chất lỏng.

3. Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả

Nấm linh chi có vị hơi đắng, khó uống. Do đó, tùy vào mục đích sử dụng bạn có thể dùng kết hợp với cam thảo, atisô, mật ong hay các loại thảo dược khác. Cách sử dụng nấm linh chi trong Đông y thường dùng dưới các dạng sau:

  • Dùng cả cây nấm nấu nước uống thay nước hàng ngày: Bạn lấy 50g nấm linh chi rửa sạch bụi bẩn, cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2 – 3 phút rồi tắt lửa. Để ấm nước như vậy trong khoảng 5 – 10 phút, rồi bật lửa nhỏ nấu tiếp. Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 800ml thì chắt nước ra. Đổ nấm ra khỏi ấm chờ nguội, dùng dao hoặc kéo cắt nấm nhỏ rồi đổ nước vào nấu tiếp 2 lần nữa. Sau 3 lần nấu, bạn sẽ có khoảng hơn 2 lít nước nấm linh chi. Nước nguội, bạn rót vào bình, để trong ngăn mát tủ lạnh uống dần trong ngày. Bạn có thể tận dụng bã nấm linh chi bằng cách phơi khô và nấu nước tắm. Nước này rất tốt cho da và tóc.
  • Nghiền nguyên cây nấm thành bột rồi hãm với nước như hãm trà: Cho bột nấm linh chi vào ấm trà hãm bằng nước thật sôi, đợi khoảng 5 – 10 phút rồi uống cả bã. Bạn có thể sẽ thấy hơi khó chịu khi uống nhưng theo khuyến cáo của các nhà khoa học, cách này sẽ giúp bạn tận dụng được hết các công dụng của nấm linh chi.
  • Ngâm rượu: Bạn lấy 200g nấm khô, để nguyên hoặc thái lát tùy thích, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ) trong vòng 30 ngày thì dùng được. Lưu ý là nấm linh chi ngâm rượu để càng lâu càng tốt. Nên uống rượu này sau bữa ăn tối, mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ (dạng ly mắt trâu).
  • Nghiền thành bột mịn và trộn với mật ong để dưỡng da: Bột nấm linh chi trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da rất tốt.
  • Kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh:
    • Chữa viêm gan, mật: Cho thêm nhân trần hoặc atisô.
    • Điều dưỡng cơ thể: Cho thêm nhân sâm, tam thất.
    • Chữa dị ứng, ho: Cho thêm kinh giới, kim ngân hoa.
  • Dùng nước nấm linh chi để nấu canh hoặc súp: Bạn có thể dùng nước nấm linh chi để nấu canh, súp hay các món hầm. Đây là những món ăn bổ dưỡng dành cho người mới ốm dậy và người già yếu.

4. Tác dụng phụ của nấm linh chiTác dụng của nấm linh chi

Tác dụng phụ

Nấm linh chi có những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này. Những tác dụng phụ của nấm linh chi là:

  • Sử dụng nấm linh chi dạng bột có thể có tác động xấu đến gan.
  • Nấm linh chi cũng có thể gây ra các phản ứng phụ khác bao gồm khô miệng, cổ họng và vùng mũi bị ngứa, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu.
  • Nấm linh chi ngâm rượu uống có thể gây nổi ban.
  • Hít phải bào tử linh chi có thể gây dị ứng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của nấm linh chi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

5. Thận trọng khi sử dụng nấm linh chi

5.1. Trước khi dùng nấm linh chi, bạn nên biết gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng loại thảo dược này theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của nấm linh chi, các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng nấm linh chi với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

5.2. Mức độ an toàn của nấm linh chi như thế nào?

Chiết xuất nấm linh chi có thể an toàn khi uống đúng cách trong một năm. Và nếu sử dụng ở dạng bột, nó có thể không an toàn khi bạn dùng 1 tháng.

Ngoài ra, bạn nên cân nhắc và trao đổi với bác sĩ nếu có một trong những vấn đề sau:

  • Rối loạn xuất huyết: Liều dùng nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người bị rối loạn chảy máu nhất định.
  • Huyết áp thấp: Nấm linh chi có thể làm hạ huyết áp. Một số người quan ngại rằng nấm linh chi có thể làm huyết áp tồi tệ hơn và có thể can thiệp vào điều trị. Nếu huyết áp của bạn quá thấp, cách tốt nhất là tránh dùng nấm linh chi.
  • Rối loạn đông máu (giảm tiểu cầu): Nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những bệnh nhân giảm tiểu cầu. Nếu bạn có tình trạng này, không sử dụng nấm linh chi.
  • Phẫu thuật: Liều dùng nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người nếu dùng trước hoặc trong khi giải phẫu. Ngừng sử dụng nấm linh chi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin về việc sử dụng nấm linh chi trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

6. Tương tác nấm linh chi với các loại thuốc khác

Nấm linh chi có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nấm linh chi.

Thuốc trị cao huyết áp có thể tương tác với nấm linh chi. Nấm linh chi có thể làm giảm huyết áp. Dùng nấm linh chi cùng với thuốc trị cao huyết áp có thể làm huyết áp của bạn quá thấp.

Một số loại thuốc cho huyết áp cao bao gồm captopril (Capoten®), enalapril (Vasotec®), losartan (Cozaar®), valsartan (Diovan®), diltiazem (Cardizem®), Amlodipine (Norvasc®), hydrochlorothiazide (HydroDIURIL®), furosemide (Lasix®) và nhiều sản phẩm khác.

Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông / thuốc chống huyết khối) có thể tương tác với nấm linh chi. Nấm linh chi có thể làm chậm máu đông. Dùng nấm linh chi cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®…), ibuprofen (Advil®, Motrin®…), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®…), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®)…

Nguồn: hellobacsi.com

Cá bống là loại cá sống được cả ở nước ngọt và nước mặn. Chính vì vậy, nó rất quen thuộc với người dân Việt Nam.

Các món ăn từ cá bống có hương vị đậm đà, thơm ngon, thịt cá mềm ngọt, rất được nhiều người ưa thích. Không chỉ ngon bổ, nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh.

Cháo cá bống có công dụng kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết..., rất tốt cho trẻ tỳ hư ăn kém, người mệt mỏi...

Cháo cá bống có công dụng kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết…, rất tốt cho trẻ tỳ hư ăn kém, người mệt mỏi…

Cá bống ít chất béo, rất giàu protein, các vitamin B2, D, E, PP và khoáng chất Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca… Cá bống là thực phẩm lý tưởng cho người bị chứng tỳ hư bụng đầy, đàm thấp ho khó thở, đau tức ngực sườn, nhức mỏi. Người bị hư nhược liên quan tỳ phế hư đàm thấp trệ dùng đều tốt… Sau đây là một số món ăn thuốc từ cá bống:

Trị trẻ em tỳ hư ăn kém, người già mệt mỏi do thiếu đạm, người mắc chứng ngoại cảm, nội thương, mệt mỏi ăn kém. Dùng bài Cháo cá bống: cá bống mú, gạo ngon, đậu xanh, hành hoa, giá đậu, rau mùi, gừng hành, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết…

Kết quả hình ảnh cho cá bống"

Trị ăn ngủ kém, đau lưng tiểu đêm, sinh lý yếu. Dùng bài Canh cá bống hoa lý: cá bống, hoa lý, hành, gừng gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ tâm tỳ, dưỡng khí huyết, an thần…

Chữa ho đau tức ngực sườn do đàm thấp huyết ứ, di mộng tinh, người sợ lạnh sợ gió… Dùng bài Canh cá bống rau hẹ: cá bống, rau hẹ, thịt lợn, gia vị vừa đủ. Thịt, cá băm nhỏ tẩm gia vị trộn đều viên nấu canh rau hẹ. Công dụng: kiện tỳ, hóa thấp, ích dương…

Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp; đổ mồ hôi tay chân; đầy bụng chậm tiêu, tiêu chảy, nôn. Dùng bài Cá bống nấu lá lốt: cá bống, lá lốt, hành, gừng gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, liễm hãn, bổ khí huyết…

Chữa tức ngực, đầy bụng chậm tiêu, phong thấp nhức mỏi. Dùng bài Canh chả cá bống rau cải: thịt cá bống băm nhỏ, hành, tiêu, gia vị vừa đủ trộn đều làm chả nấu canh với rau cải cay. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, dưỡng khí huyết…

Trị ngoại cảm nội thương, ho đờm nhiều, ăn kém bụng đầy chậm tiêu. Dùng bài Cá bống om mộc nhĩ:  cá bống tượng, mộc nhĩ, gừng, dầu ăn, hành củ, đường, tiêu, gia vị mắm muối vừa đủ om ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa đàm, dưỡng khí huyết…

Trị tỳ phế hư ăn kém, ho khan, mệt mỏi, đàm thấp đau tức ngực sườn, người gầy khó lên cân. Dùng bài Cá bống cuốn mỡ chài: cá bống tượng làm sạch, xẻ dọc bụng cá từ đầu đến sát đuôi. Thịt lợn băm nhỏ, mộc nhĩ ngâm nở rửa sạch, tỏi, hành, tiêu bột, gia vị vừa đủ trộn đều, nhồi vào bụng cá, cuốn mỡ chài, nướng ăn. Công dụng: bổ tỳ thận, dưỡng khí huyết…

Chữa đau ngực sườn do huyết ứ; tỳ phế khí hư, ho đàm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, bụng đầy, tiểu đục, phụ nữ nhiều khí hư. Dùng bài Cá bống kho củ kiệu: cá bống, củ kiệu tươi, ớt, hành khô, hành lá, mắm muối, đường, mắm, tiêu gia vị vừa đủ kho ăn tuần vài lần. Công dụng: kiện tỳ hóa ứ, thông huyết mạch…

Kết quả hình ảnh cho cá bống kho củ kiệu"

Trị bụng đầy chậm tiêu, đau tức ngực sườn, ho hen đàm nhiều, thừa cân… Dùng bài Cá bống kho củ cải: cá bống, củ cải, hành, gừng, tiêu, đường, gia vị vừa đủ kho ăn. Công dụng: kiện tỳ tiêu trệ, hóa thấp.

Trị bụng đầy khó tiêu, ho hen đàm nhiều, ngực sườn đầy tức, chứng liên quan hư nhược, đàm thấp trệ. Dùng bài Cá bống kho dứa: cá bống, dứa, củ cải, hành củ, ớt, đường, tiêu, dầu ăn, gia vị vừa đủ kho ăn. Công dụng: kiện tỳ vị, tiêu trệ, thanh thấp nhiệt…

Lương y Minh Phúc

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Củ sen thường được sử dụng trong ẩm thực châu Á trong đó có Việt Nam. Mặc dù đây là loại thực phẩm thường được sử dụng trong các món ăn dân dã nhưng ít người biết được nó là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe.

Trong nhiều thế kỷ trước, ở các nền văn hóa phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, sen đã đi vào đời sống thường nhật của con người. Sen không chỉ được đề cao bởi vẻ đẹp thanh tao mà nó còn rất hữu ích đối với cuộc sống. Từ thân, lá, hoa, nhụy đến củ sen đều được sử dụng trong các món ẩm thực khác nhau. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ muốn nói đến những công dụng tuyệt vời mà củ sen– một bộ phận rất nhỏ tưởng như bỏ đi của sen – có thể được sử dụng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Khi bóc lớp vỏ bên ngoài của củ sen sẽ thấy nó là một loại củ màu trắng có nhiều lỗ nhỏ, vị ngọt, giòn kể cả khi nấu chín. Củ sen có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất trên thế giới. Bởi trong củ sen không những chứa nhiều vitamin, khoáng chất mà đây còn là loại thực vật chứa sắt, phốt pho, kali, mangan, thiamin, kẽm, axít pantothenic, vitamin C, B6, ngoài ra nó còn có cả protein và là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể.

Lưu thông máu

Củ sen là một trong những loại thực phẩm hiếm có nguồn gốc từ thực vật chứa sắt và đồng. Do vậy nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo máu cho cơ thể, giảm nguy cơ bị các bệnh như thiếu máu- một căn bệnh phổ biến ở phụ nữ. Ngoài ra loại củ này còn giúp kích thích tuần hoàn máu và tăng lưu thông máu. Nên nó là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho những phụ nữ bị thiếu máu sau sinh hoặc những người bị bệnh rong kinh.

Cân bằng huyết áp

Vì củ sen rất giàu kali, có thể giúp điều hòa nhịp tim và giữ huyết áp ổn định. Bên cạnh đó, củ sen còn được cho là loại thực phẩm giúp làm giảm sự căng thẳng, điều hòa mạch máu , giúp cân bằng giữa natri và kali trong cơ thể giúp cơ thể điều hòa việc tiết mồ hôi.

Bảo vệ hệ tiêu hóa

Ngoài các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết, củ sen chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Điều này giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nó cũng làm giảm các triệu chứng của táo bón và tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. Nó còn kích thích nhu động ruột, đảm bảo thành ruột thông suốt dễ dàng. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa mắc bệnh trĩ.

Cung cấp vitamin C cho cơ thể

Trong củ sen chứa hàm lượng vitamin C cao. Nếu ăn 100g củ sen, có thể cung cấp 73 % nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày. Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có lợi cho cơ thể. Nó giúp loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, kể cả bệnh ung thư – trong cơ thể của bạn và ngăn ngừa sự tấn công của các bệnh như tim mạch và ung thư. Nó giúp duy trì sự vững chắc thành mạch máu, làm đẹp da và bảo vệ khỏi bị nhiễm bệnh. Do đó, vitamin C trong củ sen còn làm tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

An thần

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết trong củ sen có chứa pyridoxine là một thành phần quan trọng của các vitamin B-complex. Nó tương tác trực tiếp với các thụ thể thần kinh trong não mà ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng hay trạng thái tinh thần của con người. Nó giúp kiểm soát đau đầu, căng thẳng và tâm trạng bất an, khó chịu.

Bảo vệ tim mạch

Nhờ thành phần kali có trong củ sen, nó giúp mạch máu được thư giãn. Chất xơ và vitamin C của củ sen giúp loại bỏ lượng mỡ thừa, hoặc cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra, chính hoạt chẩt pyridoxine có trong củ sen giúp cơ thể kiểm soát nồng độ homocysteine ​​trong máu, đây là một những nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau tim.

Cung cấp vitamin A

Một trong những loại vitamin thiết yếu là vitamin A cũng có trong củ sen. Nó rất tốt cho da, mắt và tóc. Nhờ có chất chống oxy hóa mạnh, củ sen còn hữu ích trong việc phòng chống thoái hóa điểm vàng cũng như các vấn đề về mắt khác. Các chứng bệnh về da như viêm da, người xưa thường sử dụng củ sen để chữa bệnh. Họ cho rằng củ sen giúp lành vết thương nhanh hơn.

Giảm cân

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm để giảm cân thì củ sen là một thực phẩm tuyệt vời để bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn. Nó vừa ít calo, giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thậm chí, các chuyên gia dinh dưỡng còn cho rằng, củ sen có tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng mà bạn cần, bạn sẽ cảm thấy no nhanh lại tràn đầy năng lượng, từ đó giúp bạn quản lý cân năng của mình hiệu quả.

Tốt cho hệ hô hấp

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng củ sen rất tốt đối với hệ hô hấp. Nó được cho là giúp làm sạch đường hô hấp vì lượng vitamin C cao trong củ sen giúp làm tan chất nhầy và thông thoáng đường thở. Người ta có thể dùng trà làm từ củ sen hoặc ép nước uống đều rất tốt. và cung cấp sức mạnh cho hệ thống hô hấp. Thậm chí các thầy thuốc đông y còn sử dụng củ sen để chữa bệnh lao hay suyễn.

Phòng chống các bệnh đường ruột

Uống nước ép củ sen trộn với gừng có thể được sử dụng như là một cách điều trị đối với chứng viêm đường ruột. Nước ép củ sen giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhuần nhuyễn, kể cả đối với dạ dày, ruột non hay khu vực đại trực tràng, nó giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt. Đối với y học cổ truyền phương Đông, người ta còn sử dụng củ sen để cầm máu. Nếu bác sĩ đông y chẩn đoán bạn đang bị nôn ra máu, hay chảy máu trong cho dù nó ở thực quản, dạ dày hay đại tràng đều sử dụng củ sen để cầm máu rất tốt.

Nguyễn Anh

Theo Stylecraze

Trong y học cổ truyền, vỏ bào ngư được dùng với tên thuốc là thạch quyết minh. Vỏ được lấy từ bào ngư còn sống hoặc đã luộc chín. Khi dùng, nung vỏ thành vôi hoặc tẩm nước muối.

Vỏ bào ngư có hình bầu dục hoặc gần bán cầu, nhìn mặt trong hơi giống tai người, dài 3,5 – 8,5cm; rộng 2,5 – 5,5cm. Dược liệu có vị mặn, tính bình không độc, có tác dụng bổ gan thận, thanh nhiệt, làm sáng mắt, chủ trị các chứng bệnh về mắt:

Chữa đau mắt đỏ, mắt kéo màng, đau nhói về tối: vỏ bào ngư và cỏ tháp bút (mộc tặc) lượng bằng nhau, sao khô, tán bột, mỗi lần uống 12g với nước có pha 3 lát gừng và một quả táo tàu giã nhuyễn. Ngày làm 2 lần.

Kết quả hình ảnh cho bào ngư"

 

Hoặc vỏ bào ngư, cúc hoa vàng, cam thảo, lượng 3 thứ bằng nhau, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 4g với nước ấm, dùng hai lần.

Chữa quáng gà: vỏ bào ngư, sơn thù, sơn dược, mỗi thứ 16g; cúc hoa, bạch thược, kỷ tử, trạch tả, phục linh, đơn bì, thục địa, mỗi thứ 12g. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật làm thành viên uống. Mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.

Chữa đục thủy tinh thể: vỏ bào ngư 30g, huyền hồ phấn 10g, thuyền thoái 15g, xác rắn lột 15g, đại hoàng 5g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Kết quả hình ảnh cho bào ngư"

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt bào ngư nấu với gạo nếp đến nhừ nhuyễn cho phụ nữ sau sinh ăn trong vài ngày, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực, kích thích ăn, nhiều sữa. Người dân vùng biển còn truyền tụng nhau rằng, ăn bào ngư đều đặn mỗi tháng 1 – 2 lần sẽ sống lâu, cường tráng.

Ở Trung Quốc, bào ngư  được dùng như một món ăn – vị thuốc để bổ khí huyết, hạ huyết áp. Bào ngư 50g xào với 5g tỏi, 5g hành rồi nấu chín với 7,5g sò huyết, 7,5g sơn tra và 400ml nước luộc gà. Ăn cả cái lẫn nước làm một lần trong ngày. Bào ngư phơi khô 20 – 25g nấu với củ cải cho chín, ăn cách ngày chữa bệnh đái tháo đường.

DS. Huyền Hoa

Nguồn: suckhoedoisong