Vô sinh nữ là căn bệnh rất không mong muốn và phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể sẽ có cách điều trị khác nhau. Với sự tiến bộ của y học, ngày nay có nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra cách để điều trị vô sinh nữ hiệu quả và mang lại thiên chức thiêng liêng cho người phụ nữ.

1. Vô sinh ở nữ

Vô sinh nữ là căn bệnh có thể khiến cho người phụ nữ mất đi khả năng sinh sản và thiên chức được làm mẹ. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân trong đó có một số nguyên nhân cơ bản thường xảy ra ở buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng. Nếu các nguyên nhân gây bệnh vô sinh ở phụ nữ được phát hiện sớm và điều trị thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.

Vô sinh nguyên phát
Vô sinh làm mất đi chức năng làm mẹ của người phụ nữ

2. Điều trị vô sinh ở nữ

Điều trị vô sinh ở nữ phụ thuộc vào:

  • Điều gì gây ra vô sinh
  • Thời gian vô sinh bao lâu
  • Tuổi của phụ nữ và nam giới
  • Sở thích cá nhân
  • Một số nguyên nhân gây vô sinh không thể chữa được

Một số phụ nữ chỉ cần một hoặc hơn một liệu pháp điều trị để cải thiện khả năng sinh sản. Phương pháp điều trị vô sinh nữ bao gồm:

  • Kích thích rụng trứng bằng thuốc sinh sản. Thuốc sinh sản là phương pháp điều trị chính cho những phụ nữ bị vô sinh do rối loạn rụng trứng. Những loại thuốc điều chỉnh hoặc gây rụng trứng sẽ được các bác sĩ sản khoa lựa chọn để sử dụng cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, những loại thuốc này đều có lợi ích và rủi ro riêng.

Một số loại thuốc kê đơn được dùng để điều trị các vấn đề về rụng trứng: clomiphene citrate (Clomid, Serophene), gonadotropins (như là Gonal-F, Follistim, Humegon và Pregnyl), hoặc letrozole.Gonadotropins có thể kích hoạt rụng trứng khi Clomid hoặc Serophene không hoạt động.

Những loại thuốc này cũng có thể giúp bạn mang thai bằng cách khiến buồng trứng giải phóng nhiều trứng. Thông thường, chỉ có một quả trứng được rụng mỗi tháng. Bác sĩ có thể dùng gonadotropin nếu bị vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc khi các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả để có thể có thai. Metformin (Glucophage) là một loại thuốc khác có thể giúp rụng trứng bình thường trong trường hợp người bệnh bị kháng insulin hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

  • Thụ tinh trong tử cung (IUI). Trong quá trình thụ tinh ở tử cung, tinh trùng khỏe mạnh-đã được rửa bằng dung dịch đặc biệt- được đặt trực tiếp vào tử cung trong khoảng thời gian buồng trứng giải phóng một hoặc nhiều trứng để thụ tinh. Tuỳ thuộc vào lý do vô sinh, thời gian của quá trình này có thể được phối hợp với chu kỳ rụng trứng bình thường hoặc sử dụng thêm với một số loại thuốc sinh sản.
  • Phẫu thuật để phục hồi khả năng sinh sản. Các vấn đề về tử cung như polyp nội mạc tử cungu xơ tử cung có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Phương pháp này được bác sĩ sử dụng một ống nội soi mảnh và có gắn đầu dò đi qua vết cắt gần rốn để loại bỏ mô sẹo, lạc nội mạc tử cung, mở ống bị chặn hoặc loại bỏ u nang buồng trứng-là những túi chứa đầy chất lỏng có thể hình thành trong buồng trứng.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đặt phôi vào tử cung đã được thụ tinh từ trước. Để thực hiện điều trị này, đầu tiên bác sĩ sẽ cho dùng gonadotropin kích thích phát triển nhiều trứng. Khi trứng trưởng thành, bác sĩ sẽ sử siêu âm để thu thập trứng. Còn tinh trùng sau đó sẽ được thu thập, rửa sạch và cho kết hợp với trứng trong đĩa cấy. Vài ngày sau, phôi hoặc trứng được thụ tinh và được đưa trở lại tử cung bằng thiết bị gọi là ống thụ tinh trong tử cung. Trong trường hợp thừa phôi có thể sử dụng phương pháp đông lạnh để lưu lại sử dụng lần sau.

Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp GIFT và ZIFT để điều trị. Hai phương pháp này cũng giống như phương pháp IVF đều thực hiện lấy trứng và cho thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm và sau đó mới đưa vào tử cung. Trong phương pháp ZIFT, bác sĩ đặt trứng đã thụ tinh-ở giai đoạn được gọi là hợp tử- vào ống dẫn trứng trong vòng 24 giờ. Còn phương pháp GIFT, tinh trùng và trứng được trộn với nhau trước khi cho vào tử cung.

  • Tiêm tinh trùng vào buồng trứng. Bác sĩ sẽ tiêm tinh trùng trực tiếp vào đĩa cấy và sau đó đặt nó vào tử cung.
  • Hiến trứng. Điều này có thể giúp cho những người có buồng trứng hoạt động bị lỗi nhưng có tử cung bình thường. Nó liên quan đến việc loại bỏ trứng từ buồng trứng đã dùng thuốc sinh sản. Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ sẽ chuyển trứng đã được thụ tinh vào trong tử cung.
  • Mang thai hộ. Phụ nữ có tử cung nhưng không hoạt động đúng chức năng hoặc những người mang thai có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thì có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và sau đó đặt phôi vào tử cung của người mang thai hộ.
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đem lại cơ hội làm mẹ cho những phụ nữ bị vô sinh

3. Một số biến chứng điều trị vô sinh nữ

  • Mang thai phức hợp. Biến chứng phổ biến nhất của điều trị vô sinh là đa thai-thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn. Thông thường, số lượng thai nhi càng nhiều nguy cơ chuyển dạ và sinh non càng cao, cũng như các vấn đề trong thai kỳ như tiểu đường thai kỳ. Trẻ sinh non có nguy có cao về các vấn đề sức khoẻ và phát triển.
  • Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Thuốc sinh sản để gây rụng trứng có thể gây ra hội chứng này, đặc biệt là công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART), trong đó buồng trứng sẽ bị sưng và đau. Các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng nhẹ, đầy hơi và buồn nôn kéo dài trong khoảng một tuần hay lâu hơn nếu có thai. Hiếm khi, nhưng vẫn có thể xảy ra một vài tình trạng nghiêm trọng như tăng cân mất kiểm soát và khó thở cần điều trị khẩn cấp.
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng. Như với bất kì thủ thuật xâm lấn, có rất ít nguy cơ của chảy máu hoặc nhiễm trùng với công nghệ hỗ trợ sinh sản hoặc phẫu thuật sinh sản

Nguồn: vinmec.com

2. Nguyên nhân bệnh Vô sinh nữ

Nguyên nhân vô sinh ở nữ giới là gì?

  • Bất thường phóng noãn: Vòng kinh không phóng noãn do ảnh hưởng của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng.

  • Nguyên nhân do vòi tử cung

Các bệnh lý có thể gây tổn thương vòi tử cung như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vùng chậu và vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung ở vòi tử cung, bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung hay do triệt sản.

  • Nguyên nhân tại tử cung

U xơ tử cung, viêm dính buồng tử cung, bất thường bẩm sinh (tử cung hai sừng, vách ngăn tử cung, không có tử cung…)

  • Nguyên nhân do cổ tử cung

Chất nhầy kém, có kháng thể kháng tinh trùng, tổn thương ở cổ tử cung do can thiệp thủ thuật (khoét chóp, đốt điện…), cổ tử cung ngắn.

  • Nguyên nhân do lạc nội mạc tử cung

  • Vô sinh không rõ nguyên nhân

Có khoảng 10% trường hợp vô sinh không thể tìm nguyên nhân chính xác sau khi đã thăm khám và làm tất cả các xét nghiệm cần thiết để thăm dò và chẩn đoán.

3. Triệu chứng bệnh Vô sinh nữ

  • Rối loạn kinh nguyệt: Là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn, không đều… đây là những biểu hiện của rối loạn nội tiết và các hormone giới tính nữ.

Nội tiết tố bất thường, chu kỳ trứng rụng không đều sẽ khiến cho việc thụ thai của bạn gặp khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nữ.

Ngoài ra, sự viêm nhiễm của viêm mạc tử cung cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, khiến khả năng thụ thai giảm đi rõ rệt.

  • Vô kinh: tình trạng không có chu kỳ kinh nguyệt, nếu là nguyên phát thì không bao giờ thấy kinh, nếu là thứ phát tức là khi chu kỳ hành kinh bình thường bị gián đoạn trên dưới 4 tháng.

Không có kinh nguyệt chính là biểu hiện của việc không có trứng rụng. Trứng không rụng thì quá trình thụ thai hoàn toàn không thể xảy ra.

Những chị em không có kinh liên tiếp 6 tháng liền thì khả năng bị vô sinh là rất cao.

  • Thống kinh: là hiện tượng đau bụng dưới khi có kinh.

Tùy theo thể trạng mỗi người sẽ có cơn đau nặng hay nhẹ. Đau bụng kinh do máu lưu thông kém gây đau vùng bụng, đặc biệt là vùng bụng dưới.

  • Dịch âm đạo bất thường

Âm đạo tiết dịch bất thường, tiết dịch màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa rát… là những biểu hiện của viêm nhiễm hoặc các bệnh về đường tình dục khác.

Nếu tình trạng viêm nhiễm phụ khoa không được phát hiện và điều trị dứt điểm thì vô sinh ở nữ là điều không thể tránh khỏi.

Vì thế, nếu thấy tình trạng khí hư có biểu hiện không bình thường thì bạn cần đi khám để sàng lọc các bệnh mình có thể gặp và có phương pháp điều trị hợp lí, tránh gây ra bệnh vô sinh nữ.

  • Dịch ở tuyến vú tiết ra

Bình thường, chỉ khi phụ nữ đang cho con bú thì tuyến vú mới tiết ra sữa. Nếu bạn đang không trong giai đoạn cho con bú mà tuyến vú lại tiết ra sữa thì bạn cần phải đi khám ngay. Vì có thể là do suy tuyến giáp, suy thận… Hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc giảm huyết áp, dịch sữa tan chảy và tắc gây vô sinh

  • Tuyến vú kém phát triển

Ở tuổi trưởng thành, tác động của tiết tố estrogen trong cơ thể khiến vùng ngực phát triển và dần hoàn thiện. Nhưng quá 18 tuổi mà tuyến vú chưa phát triển thì có thể do thiếu nội tiết tố nữ estrogen. Đây là nguyên nhân làm cho buồng trứng kém  phát triển và giảm khả năng thụ thai.

  • Triệu chứng khác

Các triệu chứng đau khi giao hợp hay đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của khối xu xơ, viêm vùng chậu, tử cung gặp vấn đề… cũng là những nguyên nhân vô sinh nữ cần phải điều trị kịp thời.

4. Đối tượng nguy cơ bệnh Vô sinh nữ

Vô sinh có thể xảy ra ở bất cứ phụ nữ nào. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vô sinh cao hơn như:

  • Tuổi tác cao

Theo nhiều nghiên cứu, độ tuổi sinh sản tốt nhất từ 20 đến 25 tuổi, sau 35 tuổi khả năng sinh sản bắt đầu giảm. Càng nhiều tuổi, chất lượng trứng nữ giới càng giảm đi rõ rệt.

  • Tiền sử bị rối loạn tiết tố và các hormone sinh dục.

  • Viêm nhiễm phụ khoa khiến phụ nữ có nguy cơ cao bị vô sinh

  • Tiền sử nạo phá thai và lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên.

Trên thực tế, phá thai dễ dẫn đến nguy cơ vô sinh hiếm muộn nếu thực hiện thủ thuật này tại những cơ sở y tế không uy tín, cơ sở vật chất, dụng cụ y tế không đảm bảo cùng với các bác sĩ không có tay nghề cao..

Ngoài ra, việc phá thai nhiều lần sẽ dẫn đến viêm nhiễm như: viêm tắc ống dẫn trứng, viêm vùng chậu, khiến niêm mạc tử cung mỏng dần khiến việc có thai khó khăn hơn.

  • Mắc các bệnh lí khác: gout, béo phì, tiểu đường, bệnh gan, thận, u xơ tử cung…

  • Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích

Uống rượu ảnh hưởng khá trầm trọng đến khả năng sinh sản tự nhiên đặc biệt với phụ nữ. Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.

  • Tâm lý căng thẳng

Căng thẳng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ phổ biến. Tốt hơn hết, trong thời gian chuẩn bị mang bầu, chị em nên tránh tâm lý mệt mỏi, trầm cảm để giữ gìn sức khỏe tốt để đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh.

5. Phòng ngừa bệnh Vô sinh nữ

  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường, tránh thừa hay thiếu cân.

  • Chế độ ăn uống khoa học, hợp lí, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung vitamin và đậu nành cho cơ thể.

  • Không hút thuốc vì thuốc lá có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và sức khỏe của thai nhi.

  • Hạn chế rượu bia, các chất kích thích

  • Giảm áp lực, căng thẳng, luôn giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ để nâng cao chất lượng cuộc sống chăn gối.

  • Khám sức khỏe định kì, phát hiện sớm bệnh phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung để điều trị kịp thời và ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến tình trạng sinh sản.

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Vô sinh nữ

  • Hỏi bệnh

  • Tiền sử sản khoa mang thai, sẩy, sinh đủ tháng hay nạo phá thai.

  • Khả năng, tần suất giao hợp và những khó khăn gặp phải.

  • Tiền sử mắc các bệnh nội ngoại khoa và các thuốc đang dùng hiện tại.

  • Tuổi bắt đầu hành kinh, tính chất kinh nguyệt, thời gian của mỗi kỳ kinh, lượng kinh nhiều hay ít, có đau bụng khi hành kinh không

  • Tiền sử viêm nhiễm sinh dục và cách điều trị.

  • Tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa hay các phẫu thuật đặc biệt là vùng tiểu khung.

  • Thăm khám:

  • Quan sát toàn thân: tầm vóc, tính chất sinh dục phụ như lông, tóc, lông mu, lông nách, mức độ phát triển của vú, âm vật, môi lớn, môi bé…

  • Khám phụ khoa gồm khám vú đánh giá mức độ phát triển của vú, sự tiết sữa

  • Khám âm đạo qua mỏ vịt xem những tổn thương về đường sinh dục, tình trạng viêm nhiễm, chú ý mức độ chế tiết của cổ tử cung, độ sạch và độ phát triển niêm mạc âm đạo….

  • Thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng nhằm phát hiện các khối u phụ khoa.

  • Sau khi hỏi bệnh sử, tiền sử và khám, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm hormone: nội tiết tố hướng sinh dục (LH, FSH), nội tiết sinh dục (estrogen, progesteron), nội tiết thai nghén (hCG)… 

  • Thăm dò phóng noãn: đo chỉ số cổ tử cung, chỉ số sinh thiết nội mạc tử cung, chỉ số nhân đông và thân nhiệt cơ thể.

  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm phụ khoa, siêu âm theo dõi sự phát triển nang noãn, chụp phim tử cung vòi trứng, chụp tuyến yên bằng X quang thường quy hoặc cắt lớp vi tính.

  • Nội soi chẩn đoán và can thiệp: chẩn đoán các bất thường sinh dục, nội soi gỡ dính vòi trứng, buồng trứng, bơm thông vòi trứng, đốt điểm buồng trứng…

  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: phát hiện các bất thường di truyền

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có 2 loại là căng tức bụng trên và căng tức bụng dưới làm các mẹ bầu cảm thấy khó chịu và lo lắng. Vậy căng tức bụng như thế nào là nguy hiểm, như thế nào là bình thường sẽ được lý giải ngay sau đây!

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm rất nhạy cảm đối với các mẹ. Tất cả các dấu hiệu căng tức bụng khi mang thai đều khiến các mẹ lo lắng và đều có thể tiềm ẩn những nguy hiểm. 

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường

Về căng tức bụng khi mang thai giai đoạn 3 tháng đầu sẽ chia ra làm 2 loại là căng tức bụng trên và căng tức bụng dưới. 

1. Căng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu

Căng tức bụng trên 3 tháng đầu là một hiện tượng bình thường mẹ không cần phải quá lo lắng. Những nguyên nhân gây căng tức này đó là:

– Trứng làm tổ trong tử cung: Đặt biệt nhất là trong tháng đầu tiên của thai kỳ, khi trứng được thụ thai và đang làm tổ. Trong quá trình làm tổ phôi nang trứng bám vào niêm mạc tử cung cũng như những chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, đây là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy đau bụng và căng tức bụng.

– Căng cơ, căng dây chằng: Đặc biệt là sau tháng đầu tiên, thai nhi đã được hình thành và to dần lên chèn vào các dây chằng của tử cung, mẹ cảm thấy căng tức vì tử cung phải to dần lên. Đặc biệt những lúc mẹ ngồi xổm, ho thì hiện tượng này càng rõ rệt hơn. 

– Ốm nghén: Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, đặc biệt là những cơn ốm nghén xuất hiện gây nên những khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt của mẹ và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ. Giai đoạn đầu khi mang thai, progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi cũng kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản gây nên những cơn ốm nghén, ói, nôn mửa… và khi các cơn nôn xuất hiện mẹ sẽ cảm thấy căng tức bụng.

 
cang tuc bung khi mang thai 3 thang dau co nguy hiem khong? - 1

3 tháng đầu của thai kỳ mẹ thường hay gặp cảm giác căng tức vùng bụng (Ảnh minh họa)

2. Căng tức bụng dưới khi mang thai

Trong 3 tháng đầu tiên hiện tượng căng tức bụng dưới, bụng dưới đau lâm râm là hiện tượng bình thường. Khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào tử cung làm tổ sẽ gây nên những thay đổi và cũng xuất hiện các cơn đau lâm râm, bụng căng tức giống như mẹ đang đến tháng. Hiện tượng đau bụng này kéo dài 2 – 3 ngày, không tăng lên cũng không giảm đi và trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ cũng sẽ thỉnh thoảng xuất hiện. 

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm 

Đối với thời điểm 3 tháng đầu mang thai thì các hiện tượng đau bụng lâm râm, căng tức là bình thường nhưng khi có những dấu hiệu sau đây thì các mẹ cần phải đi gặp bác sĩ ngay bởi có thể là những dấu hiệu nguy hiểm cho thai nhi:

cang tuc bung khi mang thai 3 thang dau co nguy hiem khong? - 3

Căng tức vùng bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé (Ảnh minh họa)

– Đau bụng dưới dữ dội kèm theo máu đen như bã cà phê, buồn nôn, ói mửa, người choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu. Đây có thể là những dấu hiệu mẹ đang mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm. 

– Các dấu hiệu căng tức, đau không giảm, đặc biệt là bụng cuộn đau từng cơn kèm theo đó là ra máu tươi, máu đóng cục… đó là những dấu hiệu mẹ bị sảy thai sớm. 

– Mẹ bị đau vùng bụng trên căng, đau liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn thì đó có thể là những dấu hiệu mẹ bị tiền sản giật cần phải đi gặp bác sĩ ngay.

– Căng tức khó chịu kèm theo đau vùng bàng quang, đau khi đi tiểu hay buồn đi tiểu thường xuyên… là dấu hiệu mẹ bị viêm đường tiết niệu, một trong những bệnh có thể gây nhiễm trùng thận, sinh non, sinh bé nhẹ cân.

Khi mẹ có cảm giác căng tức bụng khi mang thai hãy bình tĩnh và theo dõi. Nếu hiện tượng căng tức kèm theo các biểu hiện khó chịu kể trên thì hãy lập tức tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và có cách xử lý. 

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cang-tuc-bung-khi-mang-thai-3-thang-dau-co-nguy-hiem-…

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì và uống gì để thai phát triển tốt, hạn chế tình trạng thai bị dị tật bẩm sinh, sảy thai… các mẹ có thể tham khảo bài viết sau.

3 tháng đầu thai nhi chưa ổn định, đang trong quá hình thành và phát triển dễ nhiễm độc từ các thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể. Giai đoạn này mẹ phải cực kỳ cẩn thận trong chế độ ăn uống của mình, bà bầu không nên gì và uống gì?

Thói quen ăn uống vô tư của mẹ sẽ khiến bé bị dị tật bẩm sinh, mắc bệnh từ trong bụng mẹ thậm chí là thai lưu, sảy thai… 

Dưới đây là thông tin các thực phẩm và đồ uống bà bầu không nên dùng, các mẹ có thể tham khảo. 

38 thực phẩm và đồ uống bà bầu không ăn 3 tháng đầu

1. Rau ngót

Đây là loại rau chứa papaverin – loại chất làm mềm cổ tử cung và kích thích, gây co bóp cổ tử cung mạnh. 

3 tháng đầu mẹ tuyệt đối không được ăn rau ngót, loại rau này có thể khiến mẹ đau bụng dưới dữ dội, ra máu… gây sảy thai, động thai.

2. Hải sản 

Hải sản gồm các loại cá, hàu, tôm, mực, cua… Đây là các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao, nhất là các loại cá đông lạnh. 

Thủy ngân là kim loại nặng không hề tốt cho thai nhi, nếu cơ thể mẹ tích tụ lượng thủy ngân nhiều sẽ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, làm tổn thương não, thị lực và thính giác giảm.

3 thang dau ba bau khong nen an gi va uong gi tranh say thai, thai di tat bam sinh? - 1

Hải sản chứa nhiều thủy ngân mẹ nên hạn chế ăn. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cá hồi, cá chép, tôm, cua… chứa lượng protein, vitamin B12, omega 3, kẽm… rất tốt cho bà bầu. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, mẹ chỉ nên ăn tuần từ 2 lần hải sản và phải nấu chín mới được ăn.

3. Rau răm

Rau răm là loại thực phẩm mẹ nên tránh tuyệt đối. Đây là loại rau gây co bóp cổ tử cung mạnh, gây lên những cơn đau bụng dữ dội ở mẹ bầu dẫn đến tình trạng sảy thai.

4. Đu đủ xanh

Bà bầu không nên ăn hoa quả gì thì đu đủ xanh là loại mẹ không nên ăn. Loại trái cây này có tác dụng kích thích các cơ trơn, làm co thắt tử cung mạnh gây ra hiện tượng động thai, sảy thai. 

Mẹ chỉ nên sử dụng đu đủ sau khi sinh để giúp lợi sữa, bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.

5. Măng 

Măng tươi/măng khô là loại thực phẩm chứa độc tính cao, không tốt với bà bầu. Loại thực phẩm này chứa Cyanide rất cao (230mg/kg), hợp chất này sau khi đi vào cơ thể dưới tác động của các enzym sẽ chuyển hóa thành ACid Cyanhydric (HCN) gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra bà bầu ăn măng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy tế bào làm thai nhi có nguy cơ nghẹt thai, chết lưu. Bà bầu không nên ăn gì thì măng tươi là thực phẩm mẹ nên kiêng tuyệt đối.

6. Quả nhãn

Nhãn là loại quả có tính nóng, chứa nhiều glucose. Mẹ bầu ăn nhiều nhãn sẽ gây táo bón, nổi mụn, bệnh tiểu đường thai kỳ, sạm da và ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển của thai nhi.

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì thì nhãn là loại quả mẹ có thể kiêng không ăn để tốt cho mẹ và bé nhất.

3 thang dau ba bau khong nen an gi va uong gi tranh say thai, thai di tat bam sinh? - 3

Nhãn dễ gây tiểu đường thai kỳ, táo bón cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

6. Ngải cứu

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn ngải cứu, loại rau này sẽ làm co thắt tử cung mạnh, chảy máu dẫn đến sảy thai, sinh non. Ở tam nguyệt cá thứ nhất mẹ nên kiêng tuyệt đối loại rau này.

7. Khoai mì (Sắn)

Theo nghiên cứu khoai mì chứa hàm lượng HCN cao sẽ gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

8. Dưa muối, cà muối

Những loại thực phẩm rau, củ, quả muối đã bị lên men chua dưới tác dụng của vi sinh vật. Mang thai bà bầu không nên ăn gì, mẹ phải kiêng các loại dưa muối để đảm bảo an toàn, tốt cho thai nhi.

9. Sushi

Sushi là món ăn chứa cá sống, đồ sống chưa qua chế biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi khuẩn vẫn tồn tại, sau khi đi vào cơ thể nó có thể gây bệnh, ngộ độc thực phẩm khiến mẹ cảm thấy đau bụng buồn nôn và có nguy cơ động thai cao.

3 thang dau ba bau khong nen an gi va uong gi tranh say thai, thai di tat bam sinh? - 4

Bà bầu không nên ăn sushi. (Ảnh minh họa)

10. Thịt nguội

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn thịt nguội, loại thực phẩm này tỉ lệ nhiễm vi khuẩn listeria cao. Khi mẹ bầu nhiễm loại vi khuẩn này có thể dẫn đến sảy thai, vì thế mẹ bầu cần nên ăn thực phẩm chín.

11. Gan, nội tạng động vật

Mới có thai không nên ăn gì, mẹ không được ăn nội tạng và gan động vật. Đây là nơi lưu trữ và đào thải chất độc trong cơ thể động vật, các loại thực phẩm này có hàm lượng độc tố cao, khiến thai nhi bị quái thai, nhiễm độc.

12. Đồ buffet

Buffet là loại đồ ăn được nhiều người lựa chọn, thế nhưng mẹ bầu nên thận trọng với loại đồ ăn này có thể để lâu, nguy cơ vi khuẩn xâm nhập cao. Đồ ăn nguội, không đảm bảo sẽ khiến mẹ bị nhiễm vi khuẩn, ngộ độc gây đau bụng.

13. Rau mầm, giá đỗ

Bà bầu không nên rau mầm khi 3 tháng đầu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các loại hạt trước khi hạt nảy mầm, phát triển. Các loại vi khuẩn, vi trùng này rất khó để rửa sạch loại bỏ kể cả ngâm với nước muối.

14. Củ dền

Loại củ này có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin khiến hồng cầu giảm khả năng vận chuyển oxy, làm thiếu máu, gây ngộ độc cho thai nhi. 

15. Các loại khoai đã nảy mầm

Khoai lang, khoai tây đã mọc mầm chứa độc tố cực kỳ có hại là solanine (chất kiềm sinh vật). Chất này nếu đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ gây dị tật bẩm sinh thai nhi. 

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì thì các loại khoai đã nảy mầm mẹ tuyệt đối không được ăn.

3 thang dau ba bau khong nen an gi va uong gi tranh say thai, thai di tat bam sinh? - 5

Khoai tây mọc mầm gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. (Ảnh minh họa)

16. Mướp đắng (Khổ qua)

Hàm lượng quinine, medicine, medicine trong loại quả này khiến tử cung bị co bóp mạnh, gây động thai, sảy thai. Vậy nên, 3 tháng đầu mẹ nên tránh ăn mướp đắng để đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con.

17. Quả dứa (thơm)

Thành phần Bromelain trong dứa sẽ làm mềm tử cung, tử cung bị co thắt mạnh gây động thai, ra máu, sảy thai ở mẹ bầu. Mới có thai bà bầu không nên ăn gì thì dứa là loại thực phẩm bà bầu cần tránh, không nên ăn dưới dạng ăn trực tiếp, nước ép, nấu kèm đồ ăn.

18. Đồ ăn chế biến sẵn

Đây là những loại thực phẩm có sử dụng chất bảo quản, đã nguội và để lâu vi khuẩn có thể xâm nhập không tốt cho bà bầu. Việc sử dụng đồ ăn chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị dạng, chậm phát triển hơn.

19. Salad 

Salad thường dùng nước sốt từ trứng sống và các loại rau sống không được khuyến khích dành cho bà bầu. Mẹ bầu nên hạn chế hoặc không nên ăn salad để bảo vệ con yêu tốt nhất.

20. Pate

Pate là thực phẩm được làm từ gan động vật, thịt dễ bị hỏng có chứa listeria cao. Mang thai bà bầu không nên ăn gì thì pate là loại thực phẩm mẹ nên tránh, hạn chế. 

3 thang dau ba bau khong nen an gi va uong gi tranh say thai, thai di tat bam sinh? - 6

Mẹ bầu nên hạn chế ăn pate. (Ảnh minh họa)

21. Đậu phộng

Bà bầu có nguy cơ dị ứng với đậu phộng rất cao, nguyên nhân do nó có chứa chất đạm dị ứng, sau khi đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ bị dị ứng nổi mụn và con sau này cũng rất dễ bị dị ứng. 

22. Ớt và gừng

2 loại này đặc tính nóng, dùng nhiều dễ gây đầy hơi, táo bón ở mẹ bầu. Chất gingerol trong củ gừng làm mỏng mạch máu và gây ra tình trạng máu cục. Mẹ bầu không nên làm dụng gừng, ớt và không sử dụng 2 loại này 3 ngày liên tiếp.

23. Táo mèo

Mẹ bầu không nên ăn táo mèo vì đây là loại quả gây co bóp tử cung khiến mẹ dễ sảy thai và sinh non.

24. Sữa chưa tiệt trùng

Sữa là đồ uống giàu canxi tốt cho bà bầu, nhưng các mẹ không nên uống sữa chưa tiệt trùng vì loại sữa này vi khuẩn, vi trùng còn tồn tại khi vào cơ thể mẹ sẽ gây bệnh. Mang thai bà bầu không nên ăn gì và uống gì thì sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng mẹ không nên dùng.

25. Nước dừa

3 tháng đầu mẹ đang ốm nghén, với các triệu chứng ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi… uống nước dừa sẽ khiến bạn ốm nghén hơn. Uống nước dừa tốt nhất cho mẹ bầu là thời điểm bắt đầu từ tam nguyệt cá thứ 2.

3 thang dau ba bau khong nen an gi va uong gi tranh say thai, thai di tat bam sinh? - 7

3 tháng đầu bà bầu không nên uống nước dừa. (Ảnh minh họa)

26. Đồ sống, chín tái

Các loại hàu sống, cá sống, trứng sống, thịt sống, phở tái chín… mẹ bầu không nên dùng. Vi sinh vật có thể vẫn sống trong các loại thực phẩm này, khi đi vào cơ thể sẽ gây bệnh, làm đau bụng, ảnh hưởng đến thai nhi. 

Mẹ nên dùng những thực phẩm đã nấu chín kỹ để diệt khuẩn, an toàn cho mẹ và bé.

27. Trà thảo mộc

Trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng với mẹ bầu nó lại làm tăng khả năng động thai, sinh non, thải thai. 

28. Đậu nành và sữa đậu nành

Khi có bầu cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi nội tiết tố, vì vậy nếu mẹ dùng hạt đậu nành hoặc sữa đậu nành sẽ gây khuyết tật bộ phận sinh dục với thai nhi, làm tăng nguy cơ u nang buồng trứng khi mang thai.

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì, mẹ không nên sử dụng đậu nành để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

29. Nem chua

Đây là thực phẩm được làm từ thực sống và sử dụng được sau khi thịt đã lên men. Thực phẩm này không an toàn, tốt cho bà bầu và vi khuẩn có khả năng tồn tại cao dễ gây đau bụng, buồn nôn cho bà bầu.

30. Pho mát mềm

Để ngăn ngừa bệnh tim mạch, béo phì, rối loạn mỡ trong máu… mẹ không nên dùng pho mát mềm. Thực phẩm này dùng nhiều sẽ khiến mẹ tăng cân vượt mức cho phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.

31. Thịt nguội

Bà bầu không nên ăn gì 3 tháng đầu, mẹ bầu phải tránh xa thịt muối vì loại đồ ăn này chứa nhiều vi khuẩn listeria gây co thắt tử cung, buồn nôn, động thai. Với những mẹ yếu, sức đề kháng kém thì khả năng giữ được thai nhi rất thấp nếu sử dụng thịt muối.

3 thang dau ba bau khong nen an gi va uong gi tranh say thai, thai di tat bam sinh? - 8

Thịt nguội gây đau bụng ở mẹ bầu.(Ảnh minh họa)

32. Nước ép hoa quả chưa được khử trùng

Bà bầu không nên uống các loại nước ép ở ngoài hàng, ngoài chợ… chúng không đảm bảo vệ sinh và chưa chắc đã được rửa kỹ trước khi ép nên chúng chứa vi khuẩn listeria gây hại cho mẹ và bé. 

Tốt nhất, mẹ nên mua hoa quả về nhà chế biến, khử trùng thật kỹ trước khi ép lấy nước uống.

33. Đồ ăn chế biến nhiều lần

Đồ ăn được nấu lại nhiều lần, để lâu sẽ nguy hại tới sức khỏe đặc biệt là bà bầu. Thực phẩm này có thể gây đau bụng, đầy hơi, khó chịu.

34. Đồ lạnh

Mới có thai bà bầu không nên ăn gì và uống gì thì các loại đồ lạnh như: Nước lạnh, kem, trái cây để trong ngăn mát tủ lạnh… Những thực phẩm này đều có hại tới sức khỏe thai nhi và mẹ, gây ra tình trạng ê buốt răng, đau họng, đau bụng dưới và sảy thai.

35. Đồ uống có ga

Các loại nước giải khát có ga đều không tốt với bà bầu, các thành phần của loại nước này sẽ khiến thai nhi dễ bị quái thai, tổn thương não bộ, trẻ mắc bệnh Down cao.

36. Cafe

3 tháng đầu bà bầu không nên uống cafe sẽ làm chậm quá trình phát triển của thai nhi, làm mẹ mất ngủ và gây sảy thai nếu dùng nhiều. 

3 thang dau ba bau khong nen an gi va uong gi tranh say thai, thai di tat bam sinh? - 9

Mang thai mẹ bầu không nên uống cafe. (Ảnh minh họa)

37. Rượu bia

Đây là loại đồ uống cấm kỵ với bà bầu, nhất trong giai đoạn tam nguyệt cá thứ nhất. Rượu bia là đồ uống tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai rất cao hoặc làm chậm quá trình phát triển của bé.

38. Thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc

Với những thực phẩm này mẹ bầu nên nói “không”. Vì đây là những thực phẩm có nguy cơ gây bệnh, đau bụng, gây sảy thai cho mẹ bầu cao. Khi mang thai bà bầu không nên ăn gì thì những đồ ôi thiu, không rõ nơi sản xuất không nên sử dụng.

Mẹ bầu nên ăn và uống gì?

Để con yêu hình thành và phát triển tốt nhất trong giai đoạn đầu mẹ cần lựa chọn những thực phẩm và đồ uống sau đây.

– Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm đã qua khử trùng, chế biến cẩn thận và tốt cho bà bầu như: Thịt, trứng, cá, quả bơ, kiwi, cam, bưởi, táo…

– Mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây đã khử trùng, sữa tươi tiệt trùng…

– Không nên ăn đồ ăn đã chế biến để qua đêm, để trong tủ lạnh, chế biến nhiều lần.

– Mua sản phẩm tươi sống, rõ nguồn gốc về chế biến và sử dụng.

Để mẹ và thai nhi đều khỏe khi mang thai mẹ nên ăn gì để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Hãy tham khảo những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi tốt nhất dưới đây.

Khi mang thai, mẹ bầu nên ăn đa dạng các món ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau để có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Sau đây là gợi ý một số món ăn ngon, có lợi cho bà bầu:

1. Những món canh tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

1.1 Canh thịt bò rau củ

Thịt bò là thực phẩm cần thiết phải có trong thực đơn của bà bầu để giúp cung cấp đủ sắt cho cơ thể mẹ, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Canh thịt bò rau củ là món canh tốt cho bà bầu. Không chỉ giúp cung cấp sắt mà mẹ bầu còn được bổ sung chất xơ từ các loại rau củ khác nhau. 

nhung mon an tot cho ba bau va thai nhi 3 thang dau, giua va cuoi thai ky - 1

Canh thịt bò rau củ là món ăn bổ dưỡng cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

1.2 Canh gà hạt sen

Nếu như không muốn ăn món gà luộc ít vị hay ngấy món gà rán nhiều dầu mỡ thì mẹ bầu có thể chọn món canh gà hạt sen. Đây là một trong những món ăn tốt cho bà bầu có cách làm đơn giản nhưng lại đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe như: thanh nhiệt, giải độc, cải thiện giấc ngủ… 

1.3 Canh cua mồng tơi

Để bổ sung canxi trong thai kỳ, mẹ bầu nên tăng cường ăn thịt cua. Bên cạnh đó, chất nhầy trong rau mồng tơi giúp cơ thể đào thải cholesterol xấu ra ngoài qua tiêu hóa. Từ đó sẽ giúp phòng ngừa táo bón và béo phì cho mẹ bầu.  

1.4 Canh ngao nấu chua

Trong ngao có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: photpho,protein, vitamin A, C. Những bà bầu bị ốm nghén sẽ rất phù hợp để ăn món canh này vì nó rất dễ ăn và không gây ngán.   

1.5 Canh rau muống nấu ngao 

Món canh này có hương vị thanh mát và ngọt nhẹ nhưng lại rất dễ chế biến. Ngoài việc cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu, canh rau muống nấu nghêu còn có tác dụng giải độc, làm mát cơ thể rất tốt. 

nhung mon an tot cho ba bau va thai nhi 3 thang dau, giua va cuoi thai ky - 3

Canh rau muống nấu ngao có tác dụng giải độc, làm mát cơ thể. (Ảnh minh họa) 

1.6 Canh đỗ đen nấu móng giò

Đây là món canh cực kỳ bổ dưỡng cho mẹ bầu. Canh đỗ đen nấu móng giò còn rất thơm ngon, dễ ăn, phù hợp với những phụ nữ mang thai cần bồi bổ sức khỏe. Bà bầu nên ăn món canh này để có một thai kỳ khỏe mạnh. 

1.7 Canh mọc nấu rau củ

Món canh này được nấu từ những nguyên liệu dễ kiếm, cách làm lại đơn giản nhưng hương vị lại đặc biệt thơm ngon. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được vị thanh mát, chất dinh dưỡng từ các loại rau củ, mọc đậm vị cùng nước dùng ngọt ngào. Ăn canh mọc nấu rau củ sẽ giúp mẹ có sức khỏe tốt, được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. 

2. Những món rau xào tốt cho bà bầu

2.1 Bông hẹ xào thịt

Mặc dù không mấy phổ biến nhưng bông hẹ là loại rau có chứa rất nhiều axit folic, vitamin A, vitamin D, magie, canxi…Những chất này giúp mẹ bầu có một cơ thể khỏe mạnh và thai nhi sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Xà Bông hẹ xào thịt là cách chế biến được nhiều người yêu thích nhất. Ngoài ra, bông hẹ còn có rất nhiều cách chế biến khác như nấu canh hến, canh xương hay canh đậu hũ.

2.2 Rau mồng tơi xào tỏi

Mồng tơi lành tình và an toàn với sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi giúp giảm nhiệt, hạ hỏa, làm mát. Ngoài xào tỏi, rau mồng tơi có thể luộc hay nấu canh đều dễ ăn. Mẹ bầu nên bổ sung các món ăn được chế biến từ rau mồng tơi vào chế độ ăn hàng ngày của mình. 

nhung mon an tot cho ba bau va thai nhi 3 thang dau, giua va cuoi thai ky - 4

Rau mồng tơi xào tỏi là món ăn lành tính, an toàn với sức khỏe của mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

2.3 Rau bắp cải xào cà chua

Bà bầu nên ăn rau bắp cải xào trong thai kỳ để bổ sung thêm vitamin B, C, canxi tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, nó cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, tăng cường sức khỏe và giảm nhiệt cơ thể vào mùa hè. Để tăng cường tác dụng của bắp cải, mẹ bầu nên chế biến loại rau này cùng với những loại thực phẩm khác, ví dụ như cà chua.  

2.4 Súp lơ xào thịt bò

Trong súp lơ có nhiều vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh như: folic, magie, photpho, vitamin K, vitamin C…Đặc biệt, vì súp lơ chứa lượng calo rất ít nên không khiến mẹ bầu tăng cân quá nhiều khi mang thai. Mẹ bầu nên xào súp lơ cùng với thịt bò để được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn cho cơ thể.

2.5 Măng tây xào thịt bò

Cả hai loại thực phẩm này đều có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Măng tây rất giàu folate giúp làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và sinh nhẹ cân ở thai nhi. Bên cạnh đó, nó cũng hạn chế chứng phù nề ở mẹ bầu. Vì thế, mẹ nên ăn măng tây xào thịt bò để đem lại những ích lợi về sức khỏe cho cả mẹ và bé.   

nhung mon an tot cho ba bau va thai nhi 3 thang dau, giua va cuoi thai ky - 5

Măng tây xào thịt bò là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. (Ảnh minh họa)

2.6 Mướp xào thịt bò

Theo Đông Y, mướp có vị ngọt, mùi thơm nhẹ và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Nếu mẹ bầu bị nóng trong thì rất nên ăn mướp để giảm nhiệt, giảm mụn nhọt. Mướp xào với thịt bò vừa là món ăn thơm ngon lại giúp bà bầu được cung cấp nhiều chất bổ dưỡng. 

2.7 Cải chíp xào nấm hương

Đối với bà bầu, cải chíp xào không chỉ là món ăn thông thường mà còn còn giúp bổ sung thêm vitamin A, khoáng chất, dưỡng chất, đảm bảo cho mẹ bầu có một thể chất khỏe mạnh. Ngoài ra nó cũng hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Cải chíp xào nấm hương là món ăn dễ làm lại rất thơm ngon.     

3. Những món cháo tốt cho bà bầu

3.1 Cháo tôm bí đỏ

Trong cháo tôm bí đỏ có rất nhiều sắt, kẽm, giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu, tránh bị nhiễm trùng trong thai kỳ và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn món cháo này trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên để giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

3.2 Cháo cá chép đậu xanh

Trong cá chép rất giàu dưỡng chất tốt cho mẹ bầu, có tác dụng giúp an thai, đảm bảo sự phát triển của thai nhi và kích thích trí não của bé. Chất đạm của cá chép dễ tiêu hóa nên khi ăn cháo cá chép đậu xanh, hệ tiêu hóa của mẹ sẽ hoạt động tốt hơn. 

3.3 Cháo cá lóc

Món ăn dinh dưỡng này rất dễ ăn lại rất tốt cho sức khỏe của bà bầu. Thịt cá lóc có vị ngọt thanh mát hòa quyện với gạo nấu thơm mềm sẽ giúp mẹ bầu ngon miệng hơn.

3.4 Cháo bồ câu

Món cháo này giúp mát gan, thải độc, thai nhi sẽ hấp thụ dưỡng chất được tốt hơn. Ngoài cách nấu cháo bồ câu, mẹ bầu còn có thể hầm bồ câu với thuốc bắc tùy theo khẩu vị. 

nhung mon an tot cho ba bau va thai nhi 3 thang dau, giua va cuoi thai ky - 6

Cháo bồ câu giúp thai nhi hấp thụ dưỡng chất được tốt hơn. (Ảnh minh họa)

3.5 Cháo gà ác

Gà ác giàu đạm và các loại axit amin cùng lượng sắt lớn. Với những mẹ bầu nào bị thiếu máu trong thai kỳ thì nên ăn bổ sung món cháo gà ác. Đây là loại cháo rất bổ khí huyết.

3.6 Cháo lươn

Với trẻ nhỏ cũng như phụ nữ mang thai, thịt lươn luôn là loại thực phẩm cung cấp những chất dinh dưỡng rất tốt. Trong thịt lươn có vitamin A, B1, B6…Vì những lợi ích đó nên có thể dùng cháo lươn để bồi dưỡng cho mẹ bầu.  

4. Những món hầm tốt cho bà bầu

4.1 Thịt vịt hầm hạt sen

Thịt vịt có tính mát, hầm cùng với hạt sen sẽ cho ra một món ăn rất bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp với phụ nữ mang thai. Tuy công thức thực hiện không khó nhưng món ăn này cũng sẽ hơi mất chút thời gian để hầm. Nhưng mẹ bầu sẽ có một món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

4.2 Chân giò hầm đậu đỏ

Móng giò đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu như: giúp làn da hồng hào, tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật…Hầm chân giò với đậu đỏ cũng là một gợi ý hợp lý giúp cho mẹ bầu có một món ăn mới lạ, bổ dưỡng. 

nhung mon an tot cho ba bau va thai nhi 3 thang dau, giua va cuoi thai ky - 7

Chân giò hầm đậu đỏ đem lại nhiều ích lợi cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

5. Những món chiên tốt cho cho bà bầu

5.1 Cá hồi chiên sốt mật ong

Cá hồi luôn là loại cá được khuyến cáo có lợi ích tốt đối với phụ nữ mang thai. Để kích thích vị giác giúp bà bầu ngon miệng hơn, có thể chế biến món cá hồi chiên sốt mật ong. Hai loại thực phẩm này có nhiều dưỡng chất có lợi, đặc biệt là với mẹ bầu.   

nhung mon an tot cho ba bau va thai nhi 3 thang dau, giua va cuoi thai ky - 8

Cá hồi chiên sốt mật ong là món ăn giúp bà bầu ngon miệng hơn. (Ảnh minh họa)

5.2 Cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi

Trong cá hồi có chứa chất chống oxy hóa, omega-3, vitamin và khoáng chất các loại. Vì thế rất nhiều mẹ bầu lựa chọn loại thực phẩm này trong thai kỳ. Ngoài cá hồi chiên sốt mật ong, mẹ có thể chế biến thêm món cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi để thay đổi. Món ăn này vừa giúp mẹ khỏe mạnh lại tốt cho trí não của thai nhi. 

Với những gợi ý về những món ăn tốt cho bà bầu trên đây, mẹ bầu cũng có thể xây dựng những thực đơn ăn uống phù hợp để giúp mẹ và bé cùng khỏe mạnh.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nhung-mon-an-tot-cho-ba-bau-va-thai-nhi-3-thang-dau-g…

Những loại bánh bổ dưỡng, ít đường sẽ giúp mẹ bầu thỏa mãn cơm thèm ăn vặt mà không lo tăng cân quá mức hay nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nào cũng có những thời điểm đói bất chợt giữa các bữa chính. Đây là khi mẹ rất thèm ăn vặt nhưng lại e ngại vì lời khuyến cáo không nên ăn nhiều bánh kẹo ngọt khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Trên thực tế, không phải loại bánh kẹo nào cũng không tốt cho mẹ bầu. Mẹ hãy thử tham khảo những món bánh ăn vặt được làm từ nguyên liệu có lợi cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi dưới đây. 

1. Bánh cracker (bánh quy giòn)

Bánh cracker giòn tan, mặn mặn là giải pháp giảm nghén hữu hiệu cho mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ. Nhai vài chiếc bán giữa giờ cơm sẽ giúp mẹ bầu đỡ lạt miệng, đắng miệng và buồn nôn. Tuy nhiên, để chọn một loại bánh cracker thích hợp cho bà bầu, mẹ nên chú ý thành phần dinh dưỡng trong bánh. Nên tránh xa những loại bánh nhiều đường, muối và các chất phụ gia bảo quản.

7 loai banh an vat vua ngon vua bo lai giup giam nghen cho ba bau - 1

2. Bánh cookie (bánh bích quy)

Thành phần của bánh cookie thường gồm bột mì, bơ, sữa, vừng, chocolate, mứt hóa quả… Đây là những loại nguyên liệu giàu dinh dưỡng, nhanh chóng bổ sung năng lượng và thỏa mãn cơn thèm ăn cho mẹ bầu. Tuy vậy, mẹ bầu lưu ý chỉ nên ăn lượng bánh vừa phải để tránh tình trạng đầy bụng và dư chất béo cũng như lượng đường, dễ dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ.

7 loai banh an vat vua ngon vua bo lai giup giam nghen cho ba bau - 3

3. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt 

Mỗi ngày mẹ bầu có thể bổ sung thêm vài lát bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên hạt trong bữa phụ của mình. Thay vì bánh mỳ làm từ bột mì trắng, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và các loại vitamin A, B sẽ cung cấp một lượng carbohydrate đáng kể, giúp giảm cảm giác đói bụng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ. Thành phần giàu chất xơ và các vitamin cũng giúp mẹ đối phó với chứng táo bón thai kỳ, giảm buồn nôn trong giai đoạn đầu. 

7 loai banh an vat vua ngon vua bo lai giup giam nghen cho ba bau - 4

4. Bánh quế

Không chứa nhiều tinh bột, bánh quế có thể được ăn kèm với nhiều loại trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể của mẹ và bé khi mang thai. Chị em nên lựa chọn những loại bánh quế với thành phần lượng đường ít, để đảm bảo mức đường trong máu luôn ở trạng thái ổn định.

7 loai banh an vat vua ngon vua bo lai giup giam nghen cho ba bau - 5

5. Bánh waffle

Những chiếc bánh nướng thơm ngon này khá mỏng manh và không chứa nhiều tinh bột. Ngoài ra, mẹ có thể ăn kèm với rất nhiều loại trái cây để giúp tăng lượng chất xơ và vitamin cho cơ thể. Một ít mật ong để tạo hương vị cũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên giới hạn số lượng bánh vừa phải để không làm tăng đường huyết.

7 loai banh an vat vua ngon vua bo lai giup giam nghen cho ba bau - 6

6. Bánh bao 

Không chỉ các loại bánh “Tây” mà mẹ bầu cũng có thể lựa chọn loại bánh ăn vặt đậm chất Việt như bánh bao. Bánh bao ăn khi còn nóng giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, không có quá nhiều bột ở lớp bên ngoài, một chiếc bánh bao nhân mặn cỡ nhỏ sẽ là bạn đồng hành lý tưởng cho mẹ bầu trong các bữa phụ. Ngược lại, đối với các loại bánh bao nhân ngọt, mẹ nên hạn chế ăn so với nhân mặn vì đồ ngọt thường khiến mẹ nhanh no mà cũng rất mau đói trở lại. Ngoài ra, những thức ăn chứa nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

7 loai banh an vat vua ngon vua bo lai giup giam nghen cho ba bau - 7

7. Bánh bò

Món ăn truyền thống này cũng là lựa chọn khá hợp lý cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, do thành phần của món bánh bò thường chứa nhiều bột gạo, mẹ nên ăn một miếng cỡ vừa, không nên nuông chiều bản thân vì có thể làm tăng lượng đường huyết, nhất là với những mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu mẹ đang mê mẩn món bánh bò chan nước cốt dừa thì lại càng nên giới hạn khẩu phần ăn, vì nước cốt dừa cung cấp nhiều chất béo.

7 loai banh an vat vua ngon vua bo lai giup giam nghen cho ba bau - 8

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/7-loai-banh-an-vat-vua-ngon-vua-bo-lai-giup-giam-nghe…

Làm phụ nữ đã khổ, khi mang bầu, chịu đựng nỗi đau sinh nở thì lại càng khổ hơn. Nhưng cũng chính những giây phút khó khăn nhất này, các bà vợ sẽ biết được, người mình trao thân gửi phận có xứng đáng làm chồng mình hay không.

Người ta nói, muốn biết đàn ông tốt hay xấu thì cứ đến khoa sản. Đây thực sự là nơi tập trung của đủ loại người, từ những ông chồng ngồi chơi game chờ vợ đẻ, đến những bà vợ vừa chờ sinh, vừa cố gọi điện cho chồng đang ngồi quán nét, quán nhậu. Có những ông chồng vợ vừa sinh, câu đầu tiên hỏi bác sĩ lại là “con trai hay con gái”, chẳng hỏi vợ được một câu. Cũng có những ông chồng, vừa ngồi vừa khóc, lo lắng vợ đau, vợ khổ. 

Mới đây, tâm sự của một người chồng đưa vợ đi sinh con lần hai đã khiến rất nhiều người ngưỡng mộ. Chẳng than thở mệt mỏi hay chán nản, người đàn ông này chỉ để ý đến mỗi sức khỏe của vợ mình mà thôi.

cham vo de, chong tam su: "dung o 2 cong chua, vo de yeu thuong chu dau phai de de" - 1

Hình ảnh đưa vợ đi đẻ được ông chồng đáng yêu này chia sẻ trên mạng xã hội

Anh tâm sự: “Vợ tôi đây! Mổ đứa thứ 2 từ một người năng động nhanh nhẹn. Sau 15 phút mổ và 12 giờ nằm hồi sức cũng là lúc mà thời gian cuộc đời tôi trôi qua lâu nhất. Lâu tới mức khó chịu, khi gặp được cô ấy tôi lại thấy thương hơn. Vì đau dạ con, đau vết mổ và tắc sữa, tự hứa với bản thân sẽ cố gắng hơn nữa để bù đắp cho vợ con. Và dù thế nào đi nữa cũng chỉ dừng lại ở 2 công chúa, không đẻ thêm nữa, xót vợ lắm, vợ lấy ta về để được yêu thương chứ đâu phải để đẻ, tôi nói thế hợp lí chứ các ông?”

Bài viết đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều cư dân mạng. Đa phần đều ủng hộ cách suy nghĩ của chàng trai này. Cộng đồng mạng cho biết, anh chàng này là người chồng tốt hiếm gặp. Vừa không trọng nam khinh nữ, lại hiểu được sự đau đớn, khó khăn của vợ bầu mà chia sẻ. 

cham vo de, chong tam su: "dung o 2 cong chua, vo de yeu thuong chu dau phai de de" - 3

Các anh hãy nhớ, người phụ nữ đã phải hy sinh cả nhan sắc, sức khỏe để sinh con.

Quả thật đây là những suy nghĩ vô cùng hiếm có ngay cả khi xã hội đang ngày càng bình đẳng hơn đối với nữ giới. Mặc dù phụ nữ hiện đại có thể kiếm tiền, tham gia những công việc quan trọng, thế nhưng với rất nhiều đàn ông và cả những người phụ nữ khác, con gái là phải lấy chồng và sinh cho nhà chồng một đứa con trai. Quan niệm “nối dõi tông đường” không hẳn là sai, nhưng nó đã lỗi thời, nó làm khổ những người phụ nữ không may sinh chỉ sinh được con gái.

Cả lối suy nghĩ “ai cũng đẻ, có gì mà than khổ” của cơ số các đức ông chồng từ xưa đến giờ cũng là “mồ chôn” của hạnh phúc. Phụ nữ hơn nhau tấm chồng, trong thời gian yếu đuối nhất, dễ trầm cảm nhất là khi mang bầu, các bà vợ nhất định phải có bạn đời ở bên để chăm sóc, yêu thương một cách vô điều kiện. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu điều đó, nhiều người xem vợ mình như chiếc máy đẻ, cưới về chỉ để duy trì nòi giống. 

cham vo de, chong tam su: "dung o 2 cong chua, vo de yeu thuong chu dau phai de de" - 4

Hãy luôn luôn dịu dàng với vợ, nhất là trong thời kỳ vợ sinh con.

Đàn ông có thể không hiểu hết nỗi khổ của người vợ nhưng hãy một lần thử đặt mình vào địa vị của những người làm vợ để biết họ đã thực hiện thiên chức làm mẹ vất vả ra sao.

Khi mới bị sốt nhẹ, bà mẹ này cho rằng nguyên nhân là vì sức đề kháng khi mang thai yếu hơn nên chỉ bị cảm nhưng không ngờ vừa nhập viện bác sĩ đã đưa đi cấp cứu gấp.

Khi mang thai, bị ho hay cảm sốt không phải hiện tượng hiếm gặp bởi lúc này hệ miễn dịch của mẹ yếu đi nhiều. Tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng thông thường này lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm sức khỏe, thậm chí tính mạng của mẹ và bé đang bị đe dọa. Câu chuyện của bà mẹ dưới đây là một ví dụ. 

Khi đang mang thai 27 tuần, bà mẹ tên Chen Chen (tên nhân vật đã được thay đổi), sống tại Tuyền Châu, Phúc Kiến (Trung Quốc) đột nhiên bị sốt 3 ngày liên tục. Vốn nghĩ vấn đề không quá nghiêm trọng nhưng Chen vẫn đến bệnh viện địa phương để kiểm tra. Vậy nhưng ngay sau khi khám cho Chen, bác sĩ đã gọi xe để chuyển cô lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu. 

tuong chi bi sot thong thuong, me tre vua nhap vien bac si da noi: "mo cap cuu ngay!" - 1

Các bác sĩ tận lực cấp cứu cho hai mẹ con Chen.

Khi đến bệnh viện thành phố, Chen bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác như ho và hen suyễn, khó thở. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ hốt hoảng khi phát hiện tại khu vực van tim của cô có những mảnh sùi. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, xảy ra khi vi khuẩn đi vào dòng máu, gắn vào nội mạc cơ tim và các van tim bị tổn thương. 

“Tình trạng nghiêm trọng, phải mổ lấy thai ngay lập tức”, giáo sư Chen Liangwan quyết định. Nếu không làm phẫu thuật ngay, tính mạng của bà mẹ này sẽ bị đe dọa khi tổn thương của bệnh phá hủy van tim, dẫn tới tình trạng suy tim nặng nề, gây khó thở.

Những mảnh sùi của van tim có thể bị bung ra, di chuyển theo dòng máu đi khắp cơ thể, dẫn tới tắc mạch. Nếu lên não, chúng sẽ gây tai biến mạch não; nếu lên phổi sẽ gây tắc mạch phổi.

Sự sống của em bé trong bụng phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ nên nguy cơ sảy thai, thai chết lưu nếu mẹ xảy ra vấn đề cũng cực kỳ cao. 

tuong chi bi sot thong thuong, me tre vua nhap vien bac si da noi: "mo cap cuu ngay!" - 2

Em bé chào đời khi được 27 tuần, chỉ nặng 900g.

Chỉ 3 phút sau, phẫu thuật mổ lấy thai đã được tiến hành. Em bé chào đời sớm nên chỉ nặng chưa gầy 900g, lập tức được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt. 

Ngay khi nhóm bác sĩ sản khoa hoàn thành công việc, giáo sư Liangwan và các đồng nghiệp của ông lập tức bắt tay vào phẫu thuật tim cho Chen. Cô được thay van tim nhân tạo và loại bỏ hoàn toàn các mảnh sùi để đề phòng bệnh tái phát. 

Hiện tại, tình hình sức khỏe của cả Chen và em bé đều đã ổn định nhưng cần ở lại bệnh viện để theo dõi thêm. 

tuong chi bi sot thong thuong, me tre vua nhap vien bac si da noi: "mo cap cuu ngay!" - 3

Chen được phẫu thuật thay van tim nhân tạo.

Những nguyên nhân gây sốt khi mang thai 

Sốt không phải hiện tượng hiếm gặp khi mang thai. Bà bầu bị sốt chủ yếu là do nhiễm trùng hoặc virus tấn công đường hô hấp. Ngoài ra, các nguyên nhân gây sốt khi mang thai khác bao gồm: cúm, viêm phổi, viêm amidan, mất nước, cường giáp, nhiễm trùng thận…

Ngoài ra, tiến sĩ Kecia Gaither, chuyên gia y tế thai nhi tại trung tâm y tế Montefiore, thành phố New York cho biết ngộ độc thực phẩm cũng có thể là thủ phạm gây sốt ở bà bầu. 

tuong chi bi sot thong thuong, me tre vua nhap vien bac si da noi: "mo cap cuu ngay!" - 4

Bà bầu bị sốt cao nên đi khám để đề phòng tình huống xấu. (Ảnh minh họa)

Bà bầu bị sốt khi nào là nguy hiểm?

Do sức đề kháng yếu nên bà bầu dễ bị sốt nhẹ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ bầu bị sốt liên tục 2 ngày với nhiệt độ trên 39 độ C thì cần đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân ngay. Bên cạnh đó, nếu bị sốt kèm theo các triệu chứng khó thở, đau lưng, ớn lạnh, đau bụng, cứng cổ,… thì mẹ bầu cũng cần đến gặp bác sĩ sớm. 

Khi bà bầu bị sốt cần đo nhiệt độ và theo dõi liên tục, đồng thời áp dụng những giải pháp hạ sốt phù hợp để kịp thời hạ sốt trước khi những biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện. Đặc biệt, khi bị sốt, mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Dù các bác sĩ khẳng định rằng bà mẹ này hoàn toàn khỏe mạnh, chú chó của cô cứ liên tục nhìn vào bụng cô với khuôn mặt buồn rầu, đôi khi ư ử như đang khóc.

Loài chó từ lâu đã được xem là người bạn thân thiết, trung thành với con người. Đặc biệt, có lẽ nhiều người sẽ không ngờ loài chó đôi khi có khả năng cảm nhận được bệnh tật, tâm trạng còn “nhạy” hơn con người. Câu chuyện về chú chó thông minh dưới đây là một minh chứng. 

Alhanna Butler (21 tuổi, sống tại South Yorkshire) có nuôi một chú chó giống Akita tên là Keola. 8 tháng sau khi Keola đến với gia đình, vợ chồng Alhanna quyết định sinh con. Vậy nhưng sau nhiều ngày “thả”, hai vợ chồng vẫn không nhận được tin vui.

Một lần, Alhanna thử thai nhưng kết quả âm tính nên cô vứt que thử thai vào thùng rác và đi siêu thị. Vậy nhưng khi trở về nhà, cô rất ngạc nhiên khi Keola đang lục thùng rác và lôi chiếc que thử thai ra. 

me bau 20 tuan thay la khi cun cung cu nhin minh va khoc, di kiem tra moi hot hoang - 1

Chính Keola đã phát hiện ra Alhanna đang mang thai trước cả que thử thai.

Keola rất sạch sẽ và chưa bao giờ lục thùng rác trước đây. Tôi cảm thấy nó đang nói với mình điều gì đó nên nhặt chiếc que thử thai lên xem và thật bất ngờ khi thấy một vạch thứ 2 mờ mờ hiện lên. Tôi có nói với chồng nhưng anh cho rằng vạch 2 mờ quá nên không chính xác. Ngày hôm sau, tôi đi mua một que khác và kết quả thực sự dương tính. Hai vợ chồng tôi đã cực kỳ vui mừng và biết ơn Keola“, Alhanna chia sẻ.

Và rồi chú chó thông minh này lại cứu hai mẹ con Alhanna một lần nữa. Khi mang thai 18 tuần, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và đau lưng. Cơn đau nghiêm trọng đến mức cô phải đến phòng khám kiểm tra. Tuy nhiên bác sĩ cho biết thai kỳ của cô không có vấn đề gì, chỉ là do thân hình Alhanna quá nhỏ nên chưa thích ứng với việc bụng ngày càng to hơn. 

me bau 20 tuan thay la khi cun cung cu nhin minh va khoc, di kiem tra moi hot hoang - 2

Keola bỗng dưng quấn quýt bên Alhanna lạ thường.

Vậy nhưng khi về nhà, Alhanna lại thấy chú chó cưng của mình phản ứng lạ một lần nữa. Keola theo sát Alhanna từng bước và nhìn chằm chằm vào bụng cô. Đôi khi nó còn dụi vào bụng cô chủ và rên ư ử như đang khóc. 

“Điều đó thực sự kỳ lạ vì bình thường Keola quý tôi nhưng không quấn quýt đến mức ấy. Tôi lại nghi ngờ nó đang muốn cảnh báo tôi điều gì đó. Tôi có đăng ảnh và kể về những biểu hiện lạ của Keola lên mạng xã hội. Mọi người đều khuyên tôi nên đi khám lại xem sao”, Alhanna kể lại. 

Sau đó, mẹ bầu này đi kiểm tra lại một lần nữa và các bác sĩ đã phát hiện sự thực kinh hoàng. Alhanna bị nhiễm một loại vi khuẩn kháng kháng sinh và nhiễm trùng thận nghiêm trọng. Nếu nhập viện muộn hơn, cả cô và em bé trong bụng có thể sẽ mất mạng. Các bác sĩ đã phải nghiên cứu một loại kháng sinh mới để điều trị riêng cho cô. 

me bau 20 tuan thay la khi cun cung cu nhin minh va khoc, di kiem tra moi hot hoang - 3

Bà mẹ trẻ thấy rất lạ khi chú chó cưng thường xuyên nhìn bụng bầu của cô với khuôn mặt buồn rười rượi.

Sau 1 tháng điều trị tích cực, Alhanna và em bé đã may mắn vượt qua và được về nhà. Sau đó, Alhanna sinh bé Lincoln an toàn, khỏe mạnh. 

“Chính Keola đã cứu mạng hai mẹ con tôi. Nhiều người hỏi tôi rằng có lo lắng khi để một chú chó ở cạnh em bé hay không nhưng tôi đã trả lời Keola là con lớn của tôi. Tôi hoàn tin tưởng Keola”, Alhanna chia sẻ. 

me bau 20 tuan thay la khi cun cung cu nhin minh va khoc, di kiem tra moi hot hoang - 4

Alhanna cho biết chính Keola đã cứu mạng hai mẹ con cô.

Chăm một em bé bình thường mệt 1 thì chăm bé sinh non mệt 10, bà mẹ trẻ đã có lúc mệt mỏi, stress đến mức muốn từ bỏ cuộc sống.

Chăm sóc những bé sinh non từ khi còn bé xíu đến ngày được như “con nhà người ta” là cuộc hành trình đầy gian lao mà chỉ người mẹ nào đã trải qua mới thấu hiểu. Bà mẹ 9X tên Thảo Nguyên (sống tại Sài Gòn) đã đơn độc vượt qua một chặng đường như vậy, tự tay chăm sóc con trai sinh non vì trong lúc mệt mỏi, căng thẳng thì chồng còn nghi kị, không tin đứa con là của mình. 

me sai gon sinh non con "be nhu chuot", chong tay ve lien doi dua di xet nghiem adn - 1

Bé Will (con trai Thảo Nguyên) khi mới được về nhà và hiện tại.

Con chào đời “bé như chuột”, mẹ nhìn mà không dám vào thăm lần 2

Ngày Thảo Nguyên phát hiện mang thai đã là tháng thứ 4 do chu kỳ kinh của cô vốn thất thường và lại không hề có dấu hiệu ốm nghén. Tuy lúc đó chồng là người Thổ Nhĩ Kỳ đang không ở Việt Nam nhưng vẫn không khiến Thảo Nguyên chạnh lòng. Với cô, được có con và trở thành mẹ đã là điều hạnh phúc nhất. 

Bà mẹ trẻ hy vọng thai kỳ sẽ diễn ra suôn sẻ, đủ 9 tháng 10 ngày là được đón “thiên thần” chào đời. Vậy nhưng cô ngờ đâu “thiên thần” lại chọn đến sớm hơn dự định. 

“Mình bị vỡ ối sớm ở tuần 29. Lúc đó vừa đau bụng, vừa ra máu. Nhập viện bác sĩ nói nếu sinh ở tuần 29 thì em bé sẽ có nhiều vấn đề về thần kinh, nghiễm trùng máu, vàng da,… nên phải cố giữ thai đến 35 tuần. Vậy nhưng máu thì ngày một nhiều, mình còn sốt cao tới 40 độ, truyền 3 lần dịch vẫn không đỡ. 

me sai gon sinh non con "be nhu chuot", chong tay ve lien doi dua di xet nghiem adn - 2

Chào đời ở tuần 29, Will chỉ nặng 1,5kg, thậm chí 30 ngày trong lồng ấp còn giảm 2 lạng.

Cuối cùng bác sĩ vẫn phải cho sinh thường gấp. Ba mình phân vân rất nhiều mới quyết định kí vào giấy cam kết vì sinh non thì bé có 50% cơ hội sống thôi”, Thảo Nguyên kể lại ngày đi sinh. 

Vậy là cậu con trai bé bỏng của Thảo Nguyên đã chào đời ở tuần 29, nặng vỏn vẹn 1,5kg. Ngay khi vừa ra khỏi bụng mẹ, bé đã được chuyển sang ấp lồng kính và cho thở oxi.

“Lần đầu tiên vào thăm, thấy con nằm trong lồng kính, tay chân bé tí xíu quơ quơ, thở thì khó khăn, mắt che một mảnh vải đen, quần áo không mặc, tim mình quặn thắt lại. Thật sự mình không dám đi thăm con lần 2 vì sợ không chịu nổi, chỉ biết ở nhà chờ nghe tình hình từ ba”, Thảo Nguyên tâm sự. 

Một mình chăm con sinh non nhiều vất vả, chồng Tây về đòi đi xét nghiệm ADN 

30 ngày chiến đấu trong lồng ấp nhưng do bé chưa hấp thụ được sữa nên ngày Thảo Nguyên được gặp con, bé chỉ còn 1,3kg.

“Vẫn nhớ ngày ấy nhìn con người gầy nhom, bé xíu, xanh xao, mình thấy như chết nghẹn. 10 ngày sau đó bác sĩ gọi mẹ vào ấp kanguru, mình liên tục đi đi về về giữa nhà và bệnh viện. Chưa kể những lần con đột nhiên tím tái, mình thật sự không còn muốn sống nữa”, bà mẹ trẻ kể lại những ngày đầu đầy thứ thách của con trai.

me sai gon sinh non con "be nhu chuot", chong tay ve lien doi dua di xet nghiem adn - 3

Thảo Nguyên kiên trì chăm sóc con trai sinh non.

May mắn thay, nhờ sự kiên trì “chiến đấu”, gần 2 tháng tuổi, bé Will đã được về nhà với cân nặng 1,6kg. 

Tiếp tục hành trình chăm con sinh non, Thảo Nguyên đối mặt với hàng loạt chuyện căng thẳng, stress. Cô chạnh lòng mỗi khi đưa con đi khám lại có người này người kia chỉ trỏ, xì xào vì con trai cô nhỏ xíu, trên đầu lại phải cạo một bên để thuận tiện cho việc điều trị. 

Thế nhưng đó vẫn chưa phải điều tồi tệ nhất với Thảo Nguyên. Khi chồng về Việt Nam, cô stress nặng nên chưa muốn gặp anh ngay. Cuối cùng anh lại sinh ra nghi kị khi thấy cô sinh trước 2 tháng mà lúc đó anh lại không có mặt. “Anh ấy bắt mình phải đi xét nghiệm ADN”, cô xót xa nói trong nước mắt. 

me sai gon sinh non con "be nhu chuot", chong tay ve lien doi dua di xet nghiem adn - 4

Cô còn thất vọng hơn khi chồng nghi ngờ đứa con không phải của mình.

Vừa chăm bé sinh non, vừa bị chồng nghi ngờ, Thảo Nguyên bị đè nén đến mức có lần cô muốn uống thuốc ngủ tự tử. “Nhưng rồi nhìn Will ngoan ngoãn là thế. Mình sao nỡ để con bơ vơ, thiệt thòi nên lại cố gắng bước tiếp“, bà mẹ trẻ nói. 

Sau tất cả, nỗ lực không ngừng của Thảo Nguyên đã được đền đáp. Bé Will sau 3 tháng 15 ngày được ra viện đã nặng 8kg, dài 69cm, thậm chí còn bị bác sĩ trách vì tăng cân nhanh quá. 

Chia sẻ kinh nghiệm chăm con sinh non, bà mẹ trẻ nói: “Trước khi chăm em bé sinh non, bà mẹ nào cũng phải học qua một lớp kĩ năng để biết cách chăm con vì con rất nhỏ. Tuyệt đối không được quên bất cứ cữ ăn nào của con vì khi đói con sẽ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm. Ngoài ra cũng cần để ý tới những lúc bé bị trớ sữa nữa, nếu bị như vậy, các mẹ phải lấy khăn lau ngay, không để lâu bởi sữa có thể sẽ chảy vào phổi con.

Ấp con trước ngực thật nhiều, mát-xa thường xuyên và cho con nghe nhạc để bé dễ chịu và mau lớn. Làm mọi thứ thật nhẹ nhàng và cẩn thận”. 

me sai gon sinh non con "be nhu chuot", chong tay ve lien doi dua di xet nghiem adn - 5

me sai gon sinh non con "be nhu chuot", chong tay ve lien doi dua di xet nghiem adn - 6

Bé Will hiện nay cực bụ bẫm, đáng yêu.

Cô cũng nhắn nhủ những bà mẹ sinh non đừng nản lòng, hãy cố gắng mạnh mẽ vì các con luôn là “chiến binh” tuyệt vời nhất nên mẹ hãy đặt niềm tin ở con. Dù có lúc sẽ mệt mỏi nhưng lấy nụ cười của con làm động lực thì thử thách nào cũng sẽ qua đi.