Vô sinh nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

2. Nguyên nhân bệnh Vô sinh nữ

Nguyên nhân vô sinh ở nữ giới là gì?

  • Bất thường phóng noãn: Vòng kinh không phóng noãn do ảnh hưởng của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng.

  • Nguyên nhân do vòi tử cung

Các bệnh lý có thể gây tổn thương vòi tử cung như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vùng chậu và vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung ở vòi tử cung, bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung hay do triệt sản.

  • Nguyên nhân tại tử cung

U xơ tử cung, viêm dính buồng tử cung, bất thường bẩm sinh (tử cung hai sừng, vách ngăn tử cung, không có tử cung…)

  • Nguyên nhân do cổ tử cung

Chất nhầy kém, có kháng thể kháng tinh trùng, tổn thương ở cổ tử cung do can thiệp thủ thuật (khoét chóp, đốt điện…), cổ tử cung ngắn.

  • Nguyên nhân do lạc nội mạc tử cung

  • Vô sinh không rõ nguyên nhân

Có khoảng 10% trường hợp vô sinh không thể tìm nguyên nhân chính xác sau khi đã thăm khám và làm tất cả các xét nghiệm cần thiết để thăm dò và chẩn đoán.

3. Triệu chứng bệnh Vô sinh nữ

  • Rối loạn kinh nguyệt: Là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn, không đều… đây là những biểu hiện của rối loạn nội tiết và các hormone giới tính nữ.

Nội tiết tố bất thường, chu kỳ trứng rụng không đều sẽ khiến cho việc thụ thai của bạn gặp khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nữ.

Ngoài ra, sự viêm nhiễm của viêm mạc tử cung cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, khiến khả năng thụ thai giảm đi rõ rệt.

  • Vô kinh: tình trạng không có chu kỳ kinh nguyệt, nếu là nguyên phát thì không bao giờ thấy kinh, nếu là thứ phát tức là khi chu kỳ hành kinh bình thường bị gián đoạn trên dưới 4 tháng.

Không có kinh nguyệt chính là biểu hiện của việc không có trứng rụng. Trứng không rụng thì quá trình thụ thai hoàn toàn không thể xảy ra.

Những chị em không có kinh liên tiếp 6 tháng liền thì khả năng bị vô sinh là rất cao.

  • Thống kinh: là hiện tượng đau bụng dưới khi có kinh.

Tùy theo thể trạng mỗi người sẽ có cơn đau nặng hay nhẹ. Đau bụng kinh do máu lưu thông kém gây đau vùng bụng, đặc biệt là vùng bụng dưới.

  • Dịch âm đạo bất thường

Âm đạo tiết dịch bất thường, tiết dịch màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa rát… là những biểu hiện của viêm nhiễm hoặc các bệnh về đường tình dục khác.

Nếu tình trạng viêm nhiễm phụ khoa không được phát hiện và điều trị dứt điểm thì vô sinh ở nữ là điều không thể tránh khỏi.

Vì thế, nếu thấy tình trạng khí hư có biểu hiện không bình thường thì bạn cần đi khám để sàng lọc các bệnh mình có thể gặp và có phương pháp điều trị hợp lí, tránh gây ra bệnh vô sinh nữ.

  • Dịch ở tuyến vú tiết ra

Bình thường, chỉ khi phụ nữ đang cho con bú thì tuyến vú mới tiết ra sữa. Nếu bạn đang không trong giai đoạn cho con bú mà tuyến vú lại tiết ra sữa thì bạn cần phải đi khám ngay. Vì có thể là do suy tuyến giáp, suy thận… Hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc giảm huyết áp, dịch sữa tan chảy và tắc gây vô sinh

  • Tuyến vú kém phát triển

Ở tuổi trưởng thành, tác động của tiết tố estrogen trong cơ thể khiến vùng ngực phát triển và dần hoàn thiện. Nhưng quá 18 tuổi mà tuyến vú chưa phát triển thì có thể do thiếu nội tiết tố nữ estrogen. Đây là nguyên nhân làm cho buồng trứng kém  phát triển và giảm khả năng thụ thai.

  • Triệu chứng khác

Các triệu chứng đau khi giao hợp hay đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của khối xu xơ, viêm vùng chậu, tử cung gặp vấn đề… cũng là những nguyên nhân vô sinh nữ cần phải điều trị kịp thời.

4. Đối tượng nguy cơ bệnh Vô sinh nữ

Vô sinh có thể xảy ra ở bất cứ phụ nữ nào. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vô sinh cao hơn như:

  • Tuổi tác cao

Theo nhiều nghiên cứu, độ tuổi sinh sản tốt nhất từ 20 đến 25 tuổi, sau 35 tuổi khả năng sinh sản bắt đầu giảm. Càng nhiều tuổi, chất lượng trứng nữ giới càng giảm đi rõ rệt.

  • Tiền sử bị rối loạn tiết tố và các hormone sinh dục.

  • Viêm nhiễm phụ khoa khiến phụ nữ có nguy cơ cao bị vô sinh

  • Tiền sử nạo phá thai và lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên.

Trên thực tế, phá thai dễ dẫn đến nguy cơ vô sinh hiếm muộn nếu thực hiện thủ thuật này tại những cơ sở y tế không uy tín, cơ sở vật chất, dụng cụ y tế không đảm bảo cùng với các bác sĩ không có tay nghề cao..

Ngoài ra, việc phá thai nhiều lần sẽ dẫn đến viêm nhiễm như: viêm tắc ống dẫn trứng, viêm vùng chậu, khiến niêm mạc tử cung mỏng dần khiến việc có thai khó khăn hơn.

  • Mắc các bệnh lí khác: gout, béo phì, tiểu đường, bệnh gan, thận, u xơ tử cung…

  • Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích

Uống rượu ảnh hưởng khá trầm trọng đến khả năng sinh sản tự nhiên đặc biệt với phụ nữ. Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.

  • Tâm lý căng thẳng

Căng thẳng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ phổ biến. Tốt hơn hết, trong thời gian chuẩn bị mang bầu, chị em nên tránh tâm lý mệt mỏi, trầm cảm để giữ gìn sức khỏe tốt để đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh.

5. Phòng ngừa bệnh Vô sinh nữ

  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường, tránh thừa hay thiếu cân.

  • Chế độ ăn uống khoa học, hợp lí, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung vitamin và đậu nành cho cơ thể.

  • Không hút thuốc vì thuốc lá có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và sức khỏe của thai nhi.

  • Hạn chế rượu bia, các chất kích thích

  • Giảm áp lực, căng thẳng, luôn giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ để nâng cao chất lượng cuộc sống chăn gối.

  • Khám sức khỏe định kì, phát hiện sớm bệnh phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung để điều trị kịp thời và ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến tình trạng sinh sản.

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Vô sinh nữ

  • Hỏi bệnh

  • Tiền sử sản khoa mang thai, sẩy, sinh đủ tháng hay nạo phá thai.

  • Khả năng, tần suất giao hợp và những khó khăn gặp phải.

  • Tiền sử mắc các bệnh nội ngoại khoa và các thuốc đang dùng hiện tại.

  • Tuổi bắt đầu hành kinh, tính chất kinh nguyệt, thời gian của mỗi kỳ kinh, lượng kinh nhiều hay ít, có đau bụng khi hành kinh không

  • Tiền sử viêm nhiễm sinh dục và cách điều trị.

  • Tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa hay các phẫu thuật đặc biệt là vùng tiểu khung.

  • Thăm khám:

  • Quan sát toàn thân: tầm vóc, tính chất sinh dục phụ như lông, tóc, lông mu, lông nách, mức độ phát triển của vú, âm vật, môi lớn, môi bé…

  • Khám phụ khoa gồm khám vú đánh giá mức độ phát triển của vú, sự tiết sữa

  • Khám âm đạo qua mỏ vịt xem những tổn thương về đường sinh dục, tình trạng viêm nhiễm, chú ý mức độ chế tiết của cổ tử cung, độ sạch và độ phát triển niêm mạc âm đạo….

  • Thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng nhằm phát hiện các khối u phụ khoa.

  • Sau khi hỏi bệnh sử, tiền sử và khám, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm hormone: nội tiết tố hướng sinh dục (LH, FSH), nội tiết sinh dục (estrogen, progesteron), nội tiết thai nghén (hCG)… 

  • Thăm dò phóng noãn: đo chỉ số cổ tử cung, chỉ số sinh thiết nội mạc tử cung, chỉ số nhân đông và thân nhiệt cơ thể.

  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm phụ khoa, siêu âm theo dõi sự phát triển nang noãn, chụp phim tử cung vòi trứng, chụp tuyến yên bằng X quang thường quy hoặc cắt lớp vi tính.

  • Nội soi chẩn đoán và can thiệp: chẩn đoán các bất thường sinh dục, nội soi gỡ dính vòi trứng, buồng trứng, bơm thông vòi trứng, đốt điểm buồng trứng…

  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: phát hiện các bất thường di truyền