4 Món ăn tăng cường sinh lực sau đây sẽ giúp cho đàn ông tăng cường sinh lý, bồi bổ khí huyết, bổ thận sinh ly giúp trị yếu sinh lý rất tốt. Ngoài việc tập luyện và duy trì các thói quen lành mạnh. Việc lực chọn những món ăn tăng cường sinh lực cho đàn ông giúp tăng tinh trùng và khả năng đàn ông là vô cùng cần thiết.

Có khá nhiều món ăn tăng cường sinh lực nam giới. Trong kỳ này, Tri thức sức khỏe xin gợi ý 4 món dễ làm sau. Không tốn quá nhiều thời gian; không quá kỳ công chế biên; không đòi hỏi nguyên vật liệu đắc tiền; mà vẫn có những món ăn bổ dưỡng để tăng cường sinh lực tốt như viagra mà không hề tốn kém. Các bà vợ có thể tham khảo chế biến cho đức lang quân thưởng thức.

4 Món ăn tăng cường sinh lực cho nam giới

  1. Món cá trắm đen và phục linh tăng cường sinh lực

món ăn tăng cường sinh lực cho nam giới

Món ăn tăng cường sinh lực: Cá trắm đen nấu phục linh

+ Chuẩn bị:

  • Cá trắm đen 500g.
  • Phục linh, sơn dược: mỗi thứ 50g.
  • Trứng gà 1 quả.
  • Gừng sống 3g.
  • Hành 10g.
  • Muối và giấm rượu vừa đủ.

+ Cách chế biến:

Phục linh, sơn dược tán thành bột rây nhỏ. Cá trắm đen đánh vảy, bỏ mang ruột, rửa sạch cắt lát.  Gừng tươi và hành củ thái nhỏ. Sau đó, cho lòng trắng trứng gà, bột phục linh, sơn dược và một ít muối cùng giấm rượu trộn đều cá trắm đen, để ngấm 20 phút. Cho dầu vào chảo nóng, tiếp đó cho gừng hành vào xào thơm rồi cho cá vào. Đến khi thịt trắng thì cho bột phục linh, sơn dược, giấm rượu vào đảo nhanh tay rồi múc ra đĩa. Mỗi ngày ăn một lần, dùng trong 1 tháng.

+ Công dụng:

Cá trắm đen bổ tỳ vị, khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu và mệt mỏi. Phục linh thường được chỉ định dùng làm thuốc chữa các triệu chứng suy nhược, chóng mặt, mộng tinh, trướng bụng, tiêu chảy; giúp an thần chữa mất ngủ, tăng cường miễn dịch, hạ đường huyết, bảo vệ gan,…

Món cá trắm đen nấu phục linh bồi bổ thể lực; nâng cao tinh thần, cải thiện sinh lực; giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh yếu sinh lý cho nam giới hiệu quả.

  1. Món hành tây ngâm dấm tăng cường sinh lực

Hành tây ngâm dấm món ăn tăng cường sinh lực phái mạnh

Món ăn tăng cường sinh lực cho nam đơn giản dễ làm: Hành tây ngâm dấm dễ làm giúp tăng cường sinh lực

+ Chuẩn bị:

  • 1 củ hành tây loại vừa.
  • Giấm trắng.
  • Đường và gia vị.

+ Cách chế biến:

Hành tây bóc vỏ, bổ dọc, cắt miếng rộng khoảng 2cm rồi cho vào bát ngâm cùng với giấm. Ngâm khoảng 4 giờ thì đổ giấm đi rồi cho ít gia vị; đường vào trộn đều nêm vừa miệng rồi ăn. Mỗi ngày ăn khoảng 50g – 100g, dùng liên tục trong khoảng 30 – 60 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

+ Công dụng:

Thành phần hành tây có chứa chất phytonxit – chất kích dục tự nhiên mạnh mẽ; Được coi là viagra trắng – món ăn  tăng cường sinh lực phái mạnh; giúp cải thiện các triệu chứng bệnh yếu sinh lý hữu hiệu.

  1. Món canh rau ngót tôm nõn tăng cường sinh lực

canh rau ngót nấu tôm nõn món ăn tăng cường sinh lực

Ngọt mát với món ăn tăng cường sinh lực nam: Canh rau ngót và tôm nõn

+ Chuẩn bị:

  • 1 bó rau ngót.
  • 10g tôm nõn khô.
  • Gia vị vừa đủ.

+ Cách chế biến

Rau ngót hái lá, rửa sạch và vò nát; tôm nõn đem ngâm cho nở rồi rửa sạch bỏ vào nồi đun với lửa nhỏ để tôm ra nước ngọt. Khi thấy tôm chín đủ độ ngọt nước thì cho rau ngót vào; nấu thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp, nêm gia vị vừa ăn và múc ra tô ăn nóng cùng với cơm trắng.

+ Công dụng:

Rau ngót có chứa tới 7 chất có tác dụng tổng hợp nên các hợp chất kích thích tình dục như: như progesterone, estradiol, testosterone, glucocorticoid; đồng thời còn giúp tăng việc sản xuất tinh trùng cho nam giới. Ngoài ra, lượng vitamin C trong rau ngót còn giúp lưu thông máu đến cơ quan tình dục tốt hơn.

Món ăn này thanh ngọt thanh giả nhiệt; lọc cơ thể; giúp cơ thể nhẹ nhàng; bổ thận tráng dương và tăng cường sinh lực.

  1. Món súp lơ xanh xào thịt bò tăng cường sinh lực

súp lơ xanh xào thịt bò tăng cường sinh lực

Món ăn tăng cường sinh lực nam: Súp lơ xanh xào thịt bò thơm ngon, bổ dưỡng

+ Chuẩn bị:

  • Súp lơ xanh 200g.
  • Thịt bò 100g.
  • Hành củ, hành lá.
  • Gia vị vừa đủ.

+ Cách chế biến:

Thịt bò thái mỏng, ướp với gia vị khoảng 15 phút; hành củ đập dập. Hành lá rửa sạch cắt khúc. Súp lơ rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Cho chảo lên bếp thêm một ít dầu cho nóng rồi phi thơm hành. Tiếp đó cho thịt bò vào xào chín tái rồi trút ra đĩa. Tiếp đó bạn cho súp lơ lên chảo thêm một ít nước xào cho chín rồi đổ thịt bò lên đảo đều cho ngấm gia vị và cho hành.

Súp lơ làm sạch cắt miếng vừa ăn. Khi xào súp lơ cho ít nước vào cho chín mềm. Sau đó trút thịt bò xào đảo đều cho ngấm gia vị vào súp lơ, cho hành vào và tắt bếp.

+ Công dụng:

Tăng cường sản xuất tinh trùng, cải thiện chức năng sinh lý và bồi bổ sức khỏe toàn thân.

Trên đây là 4 món ăn tăng cường sinh lực cho nam giới đơn giản mà cánh đàn ông nên thường xuyên sử dụng để có một sinh lực tràn trề. Ngoài ra, cũng đừng quên tập luyện thể dục thể thao đều đặn và tạo thói quen sinh hoạt khoa học để hiệu quả mang lại tốt nhất.

Các loại thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới chẳng những giúp cho anh ấy tăng cường sức đề kháng mà còn cải thiện chuyện chăn gối. Đặc biệt, các đấng mày râu thường “lười” quan tâm đến chuyện ăn uống nên rất cần bạn nhắc nhở thường xuyên đấy!

Bên cạnh các thói quen lành mạnh, việc lựa chọn các thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới là vô cùng cần thiết. Một số loại thực phẩm đóng vai trò sức khỏe đặc biệt trong chế độ ăn của một người đàn ông cho các vấn đề tuyến tiền liệt, ở cơ bắp và thậm chí còn có thể giúp tăng “năng suất” chuyện phòng the.

Nếu bạn đang cảm thấy bối rối không biết nên mua gì để bồi bổ cho chồng thì hãy tham khảo danh sách các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nam giới sau đây nhé!

1. Thịt đỏ

Thịt đỏ cung cấp rất nhiều protein cho cơ thể và ít chất béo. Trung bình đàn ông tiêu thụ nhiều protein hơn phụ nữ. Nếu muốn giữ cân nặng khỏe mạnh, protein có thể là một lựa chọn tốt vì cơ thể tiêu thụ nhiều calo do đốt cháy protein, đồng thời giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp.

Các protein lành mạnh có hàm lượng chất béo thấp, và một số loại thịt đỏ phù hợp với tiêu chí này, bao gồm thịt bò và thịt lợn nạc. Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa nhiều chất leucine – một loại axit amin chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp.

Các bà vợ hãy lưu ý nên chia thịt đỏ nạc thành các bữa nhỏ và tránh ăn quá nhiều vì có thể tăng nguy cơ bệnh gout, ảnh hưởng hệ tiêu hóa…

2. Quả cherry

Cherry thuộc nhóm trái cây mọng mà các chuyên gia dinh dưỡng, nhà khoa học, bác sĩ khuyên nam giới nên thường xuyên ăn nhất. Bởi chúng có tác động rất tích cực đến sức khỏe tổng thể và đặc biệt là khả năng “chăn gối”.

Cherry rất ngon và bổ dưỡng cho cơ thể, chứa flavonoid và anthocyanin chính là chất chống oxy hóa mạnh được công nhận về khả năng ngăn ngừa rối loạn sức khỏe tình dục ở nam giới. Cherry cũng có thể chống lại bệnh gout, căn bệnh ảnh hưởng đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ.

3. Chocolate đen

thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới

Ăn chocolate đen với lượng hợp lý sẽ mang đến những điều tích cực đối với sức khỏe nam giới. Chocolate đen có thể giúp giảm huyết áp, tăng lưu thông dòng máu và hạ thấp lượng cholesterol xấu.

Nam giới kém lưu thông máu có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục, vì vậy hãy bổ sung những thực phẩm tốt cho tim mạch giúp lưu thông máu tốt. Nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều chocolate vì có thể dẫn tới béo phì.

Bạn cũng nên lựa chọn loại chocolate càng nguyên chất, càng ít ngọt càng tốt và sử dụng chúng điều độ nhé.

4. Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Động vật có vỏ như nghêu, ốc… là các loại thực phẩm ít chất béo, ít năng lượng, giàu chất đạm có lợi cho chế độ ăn uống của bất kỳ ai. Đây là thực phẩm chứa nhiều kẽm và canxi chính là những chất quan trọng cho tim mạch, cơ bắp và hệ sinh sản nam giới.

Nguồn cung cấp kẽm cao nhất đến từ hàu. Kẽm giúp tăng chất lượng tinh trùng và làm tăng mức testosterone. Nếu thiếu kẽm, đàn ông sẽ tăng nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt, cũng như nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

5. Quả bơ

Quả bơ được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị ngọt ngào và béo thơm. Bơ có nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe. Bơ giúp tăng cholesterol tốt (HDL) trong khi giảm cholesterol xấu (LDL). Chúng cũng có rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm tổn thương tế bào.

Ngoài ra, trong thành phần của quả bơ có chứa axit folic, vitamin B6 và kali phong phú nên rất tốt cho sức khỏe. Bơ cũng từng được sử dụng như một thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới giúp chữa rối loạn cương dương. Tuy nhiên, hãy sử dụng có điều độ vì chúng có hàm lượng calo khá cao.

6. Các loại cá chứa omega-3

Cá hồi, cá trích, cá mòi, hay một số loại cá chứa nhiều axit béo omega-3 rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch làm thay đổi hệ tuần hoàn máu của cơ thể, khiến lưu lượng máu cung cấp những vùng xa cơ thể giảm, trong đó có cơ quan sinh dục. Điều đó gây suy giảm chức năng của cơ quan sinh dục ở nam giới.

Có nhiều cách khác để bổ sung chất béo omega-3 trong chế độ ăn uống của bạn. Nhưng đối với nam giới, cá là thực phẩm an toàn nhất. Vì bổ sung chất béo omega-3 từ nguồn thực vật, ví dụ như dầu canola, dầu hạt lanh… trong một số nghiên cứu có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

7. Gừng

Sau khi tập luyện, cơ bắp thường có cảm giác đau nhức. Gừng có hoạt tính chống viêm, giống như ibuprofen. Nó làm giảm sưng, giảm đau cho cơ bắp, nhưng lợi ích của nó không dừng ở đó. Gừng còn được biết là có thể làm giảm buồn nôn. Nó thậm chí còn được nghiên cứu như một vũ khí tiềm năng chống ung thư tuyến tiền liệt.

Một số món ăn có thể chế biến với gừng như gà kho gừng, bò kho gừng sả…

8. Sữa chua và sữathức ăn tốt cho sức khỏe nam giới

Cũng giống như thịt đỏ, sữa chua và sữa chứa leucine – loại axit amin giúp xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa không có nhiều leucine như thịt.

Ngoài ra, hãy cẩn thận không dùng quá nhiều sữa. Do sữa chứa nhiều canxi, tiêu thụ quá nhiều canxi thực sự có thể có hại cho nam giới. Theo một nghiên cứu, những người đàn ông có hơn 2.000 mg canxi mỗi ngày có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.

9. Chuối

Chuối là một trong những thức ăn giàu kali, tốt cho sức khỏe nam giới, tốt cho cơ và sức khỏe của xương. Chuối còn có tác dụng hạ huyết áp, những ai huyết áp cao có thể bổ sung chuối hàng ngày. Ngược lại với người huyết áp thấp thì không nên ăn nhiều chuối. Ngoài ra, chuối được dùng để sản sinh ra testosterone, kích thích nội tiết tố nam.

10. Cà chua

Cà chua là một thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới tự nhiên với lycopene, có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra những người ăn cà chua thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn bình thường.

Ngoài ung thư, lycopene còn có những lợi ích khác, đó là chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, lycopene giúp giảm độ dày trong các động mạch.

11. Đậu phụ và đậu nành

Nếu bạn muốn có nhiều protein chất lượng cao trong chế độ ăn uống của bạn, hãy sử dụng các loại thực phẩm được làm từ đậu nành, đậu phụ. Nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Đậu nành cũng được coi là một thực phẩm tốt để tránh bệnh tim nhờ thành phần chứa chất béo không bão hòa, là thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới.

12. Rau củ

Rau quả rất tốt, ngon và chứa nhiều dinh dưỡng lành mạnh. Rau có chứa phytochemical. Phytochemical được cho là để thúc đẩy sức khỏe tế bào và có thể hữu ích trong việc giảm nguy cơ ung thư. Những rau có màu sắc khác nhau có chứa chất phytochemical khác nhau.

Rau củ có màu cam cung cấp nhiều vitamin C, cũng như lutein và beta-carotene. Đây là những chất dinh dưỡng làm giảm nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt như cà rốt, khoai lang, bí ngô…

Rau củ là thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, vì vậy bạn nên ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

13. Trứngthức ăn tốt cho sức khỏe nam giới

Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng là loại trứng được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Trứng gà là nguồn dinh dưỡng quý giá với sức khỏe, cung cấp cho cơ thể một lượng lớn phốt pho, kẽm và kali.

Đặc biệt, trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axít cơ bản cần thiết cho sức khỏe. Trứng gà được xem như một bài thuốc trị yếu sinh lý cho các quý ông, là thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới và giúp chuyện chăn gối thăng hoa hơn.

14. Cà phê

Cà phê được cho là giúp giảm nguy cơ ung thư gan và chứng bệnh Alzheimer và Parkinson. Tuy nhiên, loại thức uống này lại có tác dụng phụ là gây đau nửa đầu và tăng nhịp tim. Nếu bạn không mắc các bệnh trên thì cà phê là một lựa chọn tốt.

Các bằng chứng cho thấy, uống cà phê vừa phải (2–4 ly mỗi ngày) giúp giảm nguy cơ tử vong sớm. Cà phê cũng có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh gout, xơ gan, tiểu đường tuýp 2, đau tim và đột quỵ.

Khi chăm chút bữa ăn cho chồng, bạn đừng quên bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nam giới. Chẳng có người đàn ông nào lại không tự hào vì có một người phụ nữ vừa đảm đang lại hiểu biết về sức khỏe!

Xuất tinh ra máu là tình trạng trong tinh dịch có dính máu, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đa phần các trường hợp xuất tinh ra máu đều do các bệnh lành tính, nhưng có một số trường hợp xuất tinh ra máu là dấu hiệu của bệnh lý ác tính, nhất là với những người trên 40 tuổi.

Xuất tinh ra máu: Những điều cần biết

1. Nguyên nhân xuất tinh ra máu

Bình thường tinh dịch có màu trắng ngà, khi có bất thường có thể thấy hiện tượng tinh trùng có dính máu đỏ hay hồng, hoặc xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch.

Tinh trùng được tạo ra từ tinh hoàn và được nuôi dưỡng tại mào tinh. Khi quan hệ tình dục, các cơ co và đẩy tinh trùng ra ngoài, trên đường đi chúng nhận thêm các chất từ túi tinh, tuyến tiền liệt trước khi phóng ra ngoài niệu đạo.

Vì vậy khi một vị trí nào trên đường dẫn tinh bị chảy máu đều gây ra tình trạng xuất tinh ra máu.

Những nguyên nhân gây ra xuất tinh ra máu bao gồm:

  • Nguyên nhân hay gặp: Viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm lao mào tinh hoàn – tinh hoàn…;
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh;
  • Tắc túi tinh, nang túi tinh hay sỏi túi tinh;
  • Chấn thương niệu đạo, vùng chậu, tinh hoàn…;
  • Do các thủ thuật y tế như sinh thiết tuyến tiền liệt, cắt đốt tuyến tiền liệt, chọc hút mào tinh…;
  • Khi quan hệ tâm lý quá căng thẳng hay tư thế không thuận lợi dẫn tới tổn thương niêm mạc niệu đạo cũng gây xuất tinh ra máu;
  • Các bệnh toàn thân: Rối loạn đông máu, tăng huyết áp, xơ gan…;
  • Do các nguyên nhân ác tính thường gặp ở những bệnh nhân trên 40 tuổi có xuất tinh ra máu: Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho.
Xuất tinh ra máu: Những điều cần biết
Ung thư tuyến tiền liệt gây ra tình trạng xuất tinh ra máu

2. Chẩn đoán xuất tinh ra máu như thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng xuất tinh ra máu cần dựa vào triệu chứng như thấy tinh dịch có dính máu đỏ, hồng, nâu hay xét nghiệm thấy hồng cầu trong tinh dịch.

Xác định nguyên nhân gây xuất tinh ra máu cần tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Siêu âm ổ bụng: Giúp đánh giá tình trạng tuyến tiền liệt, gan, thận, bàng quang;
  • Siêu âm tinh hoàn: Giúp xác định tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm mào tinh hoàn…;
  • Siêu âm qua trực tràng: Là kỹ thuật phương tiện hữu hiệu để chẩn đoán các bệnh lý khu vực túi tinh và tuyến tiền liệt như canxi hóa tuyến tiền liệt, sỏi túi tinh, giãn túi tinh, nang túi tinh hoặc nang ống phóng tinh;
  • Chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung: Là một phương tiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có giá trị nhất trong thăm dò túi tinh, tuyến tiền liệt và được chỉ định thực hiện trong các trường hợp nghi ngờ bệnh lý trên siêu âm qua trực tràng;
  • Nội soi túi tinh: Được chỉ định thực hiện trong các trường hợp xuất tinh ra máu kéo dài trên 3 tháng mà không tìm thấy nguyên nhân nào, hoặc xuất tinh ra máu kéo dài mà phát hiện bất thường túi tinh qua siêu âm hay chụp cộng hưởng từ;
  • Xét nghiệm nước tiểu: Giúp đánh giá tình trạng viêm đường tiết niệu;
  • Xét nghiệm tinh dịch: Làm xét nghiệm tinh dịch đồ, nuôi cấy tìm vi khuẩn trong tinh dịch, tìm các tế bào ác tính trong tinh dịch;
  • Xét nghiệm máu: Xác định công thức máu, tốc độ máu lắng, tình trạng chức năng đông máu, xét nghiệm PSA (giúp định hướng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt).

Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều làm hết các xét nghiệm trên. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, thời gian mắc bệnh, tuổi tác và các dấu hiệu kèm theo để định hướng nguyên nhân và đưa ra những chỉ định cận lâm sàng phù hợp, giúp tìm nguyên nhân gây bệnh để tiến hành điều trị mang lại hiệu quả cao.

3. Điều trị xuất tinh ra máu như thế nào?

Xuất tinh ra máu: Những điều cần biết
Điều trị xuất tinh ra máu

Điều trị xuất tinh ra máu cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị xuất tinh ra máu gồm:

  • Điều trị nội khoa: Trường hợp viêm nhiễm khuẩn dùng thuốc kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ và kết hợp với thuốc chống viêm. Các nguyên nhân toàn thân sử dụng thuốc điều trị các bệnh toàn thân;
  • Điều trị ngoại khoa: Được chỉ định trong các bệnh lý như tắc túi tinh, nang túi tinh hay sỏi túi tinh; giãn tĩnh mạch niệu đạo; các bệnh ung thư ở giai đoạn sớm còn chỉ định phẫu thuật.

Xuất tinh ra máu có thể gây tâm lý lo lắng ở nam giới, tuy nhiên đa phần các trường hợp xuất tinh ra máu đều lành tính có thể tự khỏi, nhưng lại hay tái phát. Ngoài ra có một số trường hợp do các nguyên nhân ác tính. Điều cần làm là nên đi khám sớm tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời giúp giảm thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí và giảm tái phát.

Nguồn; vinmec.com

Xuất tinh chậm là hiện tượng người nam giới phải tốn một thời gian dài kích thích tình dục để đạt được cực khoái và sau đó xuất tinh. Đây là một trong những dạng của rối loạn xuất tinh, tuy không quá phổ biến như xuất tinh sớm nhưng cũng không phải hiếm gặp.

Xuất tinh chậm

1. Xuất tinh chậm là gì?

Xuất tinh ở nam giới là sự kết thúc trong một cuộc giao hợp với bạn tình của họ. Thời gian từ lúc bắt đầu giao hợp đến lúc xuất tinh khoảng từ 5 đến 15 phút. Trong thời gian đó, để người đàn ông có thể đạt đến khoái cảm thì cơ thể cần trải qua một chuỗi phức tạp những hiện tượng khác nhau để rồi xuất tinh. Trong giai đoạn cuối, cần ít nhất 3 hiện tượng liên tiếp để cơ thể người nam giới có thể tiết ra tinh dịch, tạo áp lực trong túi tinh, sau đó tống xuất và phóng tinh ra ngoài.

Xuất tinh chậm ở nam giới là khi người đàn ông mất khả năng xuất tinh theo mong muốn của họ dù đã đủ các điều kiện như ham muốn tình dục, sự kích thích tình dục, dương vật đủ cương cứng.

Xuất tinh chậm xảy ra trong trường hợp giao hợp với bạn tình và cả trong trường hợp thủ dâm. Loại rối loạn xuất tinh này dẫn đến việc phải mất nhiều thời gian hơn để có thể xuất tinh được, kết quả là người đàn ông có cảm giác mệt mỏi nhưng vẫn chưa thể xuất tinh theo ý muốn. Đối với một số trường hợp xuất tinh muộn, người đàn ông có thể không xuất tinh được mặc dù đã đạt tới cực khoái trong cuộc giao hợp hay thủ dâm. Trong những loại rối loạn xuất tinh thì xuất tinh muộn chiếm 2- 6%.

2. Tại sao không xuất tinh được?

2.1 Nguyên nhân tâm lý

Những vấn đề tâm lý dẫn đến xuất tinh chậm như:

  • Trầm cảm, lo âu, tự ti, mặc cảm;
  • Lo lắng về hiệu suất giao hợp;
  • Cảm giác sợ có thai;
  • Giảm hưng phấn tình dục do bạn tình không đủ kích thích; sợ hãi, hoặc có những mâu thuẫn trong mối quan hệ với bạn tình;
  • Những mối bận tâm về phong tục hay tôn giáo;
  • Sự khác nhau khi quan hệ tình dục trên thực tế và những hình ảnh quan hệ tình dục trong tưởng tượng.
Xuất tinh chậm
Cảm giác sợ có thai có thể dẫn đến tình trạng xuất tinh chậm ở nam giới

2.2 Nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân thực thể gây ra xuất tinh muộn rất nhiều, bao gồm:

  • Dị tật bẩm sinh trong hệ thống sinh sản của người đàn ông gây ảnh hưởng trong quá trình quan hệ tình dục;
  • Bị tổn thương những dây thần kinh ở vùng đáy chậu nên không thể kiểm soát cảm giác cực khoái;
  • Những bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Đã trải qua phẫu thuật tuyến tiền liệt như phẫu thuật cắt bỏ nhiếp hộ tuyến của tiền liệt tuyến hay cắt bỏ tiền liệt tuyến;
  • Những bệnh lý gây tổn thương thần kinh như tiểu đường, đột quỵ;
  • Những vấn đề về hormone như nội tiết tố tuyến giáp thấp, testosterone thấp;
  • Bệnh lý xuất tinh ngược, tinh dịch đi vào bàng quang mà không ra khỏi dương vật;
  • Chấn thương cột sống;
  • Phẫu thuật hạch bạch huyết lớn;
  • Sử dụng ma túy, nghiện rượu cũng góp phần dẫn đến xuất tinh chậm;
  • Do dùng thuốc kháng adrenergic, chẳng hạn như thuốc điều trị hiện tượng xuất tinh sớm ở nam giới, thuốc ức chế alpha, thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin cũng có ảnh hưởng gây xuất tinh muộn.

3. Biểu hiện xuất tinh chậm

Những biểu hiện cũng như dấu hiệu xuất tinh chậm bao gồm:

  • Người đàn ông cần khoảng 30 phút hoặc nhiều hơn những kích thích tình dục để đạt được cực khoái và xuất tinh;
  • Có thể không xuất tinh được;
  • Mệt mỏi, kích thích, mất cương cứng khi đang trong quá trình giao hợp;
  • Kích thước, mật độ 2 tinh hoàn teo lại;
  • Sờ không thấy ống dẫn tinh ở 2 bên.
Xuất tinh chậm
Người đàn ông cần khoảng 30 phút hoặc nhiều hơn những kích thích tình dục để đạt được cực khoái và xuất tinh

4. Điều trị xuất tinh chậm

Khi điều trị xuất tinh chậm cần phải tìm hiểu nguyên nhân của việc xuất tinh chậm là do tâm lý hay thực thể, từ đó sẽ có cách điều trị phù hợp.

4.1 Điều trị tâm lý

Đối với điều trị xuất tinh chậm bằng tâm lý, ban đầu bác sĩ phải tạo cho bệnh nhân một không khí thoải mái và cởi mở nhưng vẫn tế nhị để xây dựng niềm tin ở bệnh nhân nhằm việc điều trị đạt hiệu quả nhất. Điều trị tâm lý là tư vấn, giúp bệnh nhân giải quyết được những vấn đề sức khỏe, tâm lý tình dục, cảm giác căng thẳng, lo âu trong cuộc sống và trong đời sống tình dục.

4.2 Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc để điều trị xuất tinh chậm cần tuân theo nguyên tắc là tăng quá trình hưng phấn adrenergic. Khi đang sử dụng một loại thuốc mà gây trì hoãn xuất tinh thì hãy giảm liều hoặc đổi loại thuốc đang sử dụng. Thuốc điều trị xuất tinh chậm thường là những thuốc nhằm điều trị những bệnh lý khác bao gồm:

  • Amantadine điều trị bệnh Parkinson;
  • Buspirone dùng để an thần;
  • Cyproheptadine điều trị dị ứng.

4.3 Những biện pháp khác

Một số biện pháp khác dùng để điều trị xuất tinh chậm như:

  • Phong bế thần kinh đuôi ngựa thuộc vùng cuối đốt sống để điều chỉnh cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao giảm rồi châm cứu;
  • Phẫu thuật bằng cách tiến hành đặt máy phát sóng xung động qua hậu môn để kích thích túi tinh làm xuất tinh dễ dàng hơn;
  • Kích thích dương vật bằng điện hoặc rung dương vật, xoa bóp khu vực tiền liệt tuyến.

Khi có những biểu hiện xuất tinh chậm, người đàn ông không nên hoang mang, lo lắng mà hãy tìm đến cơ sở y tế để tìm hiểu về nguyên nhân bệnh lý, từ đó có cách điều trị xuất tinh chậm hiệu quả nhất. Vấn đề tâm lý ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng xuất tinh muộn nên bệnh nhân không nên quá lo âu và căng thẳng vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn; vinmec.com

Bệnh vô sinh nam có chữa được không còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ mắc bệnh. Nguyên nhân bệnh có thể đến từ bệnh lý nam khoa hoặc do sinh lý bệnh thông thường.

1. Vô sinh ở nam

Vô sinh nam là những vấn đề sức khoẻ làm cho người đàn ông trong độ tuổi sinh sản không thể có con. Vô sinh nam thường do sự thiếu hụt tinh dịch và chất lượng tinh dịch kém.

Nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nam bao gồm:

  • Khối tĩnh mạch trong dây sinh tinh là tập hợp tĩnh mạch phồng trên tinh hoàn. Chúng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh nam và chiếm tới 38% trường hợp vô sinh.
  • Nhiễm trùng tinh hoàn và tuyến tiền liệt
  • Sử dụng phương pháp hoá trị trong điều trị ung thư
  • Sử dụng các loại thuốc như steroid đồng hoá hoặc thuốc chống động kinh
  • Các vấn đề về hormon và di truyền.

Một số trường hợp vô sinh nam không phải chất lượng tinh trùng kém mà do vấn đề làm sao để đẩy được tinh trùng ra khỏi dương vật. Nguyên nhân của tình trạng này là:

  • Xuất tinh ngược: Khi đó, tinh dịch xuất ngược vào bàng quang thay vì ra khỏi dương vật.
  • Có thể không có ống dẫn tinh (yếu tố di truyền).
  • Tắc nghẽn hệ thống ống giữa tinh hoàn và dương vật.
  • Kháng thể chống tinh trùng.
Vô sinh nam
Nguyên nhân vô sinh nam có thể do bệnh lý nam khoa hoặc bệnh lý thông thường

2. Điều trị vô sinh ở nam

Với sự tiến bộ của y khoa trong việc chữa vô sinh ở nam, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị giúp những người đàn ông hiếm muộn có thể thực hiện được thiên chức của mình. Để cho quá trình điều trị có hiệu quả cao, thì chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là vô cùng quan trọng.

Trong tất cả mọi trường hợp nghi ngờ vô sinh bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào:

  • Khám tổng quát: Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ bộ phận sinh dục nam, đồng thời sẽ hỏi về tiền sử và các thói quen sinh hoạt tình dục.
  • Phân tích tinh dịch: giúp kiểm tra chất lượng tinh trùng xem có sự bất thường nào về hình dạng (hình thái) và sự di chuyển (vận động) không. Ngoài ra, còn tìm thêm các dấu hiệu liên quan như nhiễm trùng.

Trong trường hợp chưa xác định được nguyên nhân gây vô sinh nam, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung, như:

  • Siêu âm bìu
  • Xét nghiệm nội tiết tố
  • Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tinh
  • Xét nghiệm di truyền
  • Sinh thiết tinh hoàn
  • Xét nghiệm chức năng tinh trùng chuyên biệt.

Thông thường không thể xác định được nguyên nhân chính xác gây vô sinh nam. Cho nên bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị hoặc thủ thuật để có thể giúp quá trình thụ thai được thực hiện. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra người nữ giới. Điều này có thể giúp xác định xem người vợ có cần được yêu cầu phương pháp điều trị cụ thể nào không hoặc sẽ phải sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nào là hợp lý.

Phẫu thuật u xơ
Một trong những cách điều trị vô sinh nam là phẫu thuật

Phương pháp điều trị vô sinh ở nam bao gồm:

  • Phẫu thuật: Có những trường hợp cần phẫu thuật khối tĩnh mạch trong dây sinh tinh hoặc sửa chữa ống dẫn tinh bị tắc nghẽn giúp lưu thông trở lại. Trong trường hợp không có tinh trùng trong quá trình xuất tinh thì tinh trùng thường được lấy trực tiếp từ tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn bằng cách sử dụng các kỹ thuật lấy tinh trùng.
  • Điều trị nhiễm trùng: Đây là phương pháp điều trị bằng kháng sinh có thể chữa khỏi hẳn các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản, nhưng không phải lúc nào cũng có thể phục hồi khả năng sinh sản.
  • Phương pháp điều trị liên quan đến các vấn đề về quan hệ tình dục: Phương pháp này sử dụng với những trường hợp bị rối loạn cương dương hoặc xuất tinh sớm có thể dùng thuốc hoặc tư vấn của bác sĩ để cải thiện khả năng sinh sản.
  • Điều trị bằng hormone và thuốc: Bác sĩ có thể đề nghị thay thế hormone hoặc thuốc trong trường hợp vô sinh nam là do mức độ cao hay thấp của hormone; hoặc các vấn đề liên quan đến cách cơ thể đáp ứng các hormone đó.
  • Hỗ trợ sinh sản (ART). Phương pháp này bao gồm lấy tinh trùng thông qua xuất tinh bình thường hoặc từ các các cá nhân hiến tặng. Điều này sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và mong muốn của đối tượng. Sau đó, tinh trùng được đưa vào đường sinh dục nữ hoặc được sử dụng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Vô sinh ở nam có chữa được không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của từng đối tượng. Với những người mắc bệnh về sinh lý hay các bệnh lý thông thường có cơ hội chữa khỏi rất cao và chi phí cũng không quá tốn kém.

Nguồn: vinmec.com

Đối với nam giới bị suy giảm testosterone thì việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên do đặc thù bệnh lý nên nhiều bệnh nhân có tâm lý né tránh, không chịu đi khám và điều trị suy giảm testosterone, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

1. Suy giảm testosterone có chữa được không?

Sự suy giảm nồng độ testosterone trong máu có thể dẫn tới hàng loạt hệ lụy cho cánh đàn ông, chẳng hạn như suy giảm khả năng tình dục, giảm sản xuất tinh trùng… Hiện nay, tỷ lệ nam bị suy giảm testosterone đang ngày càng trẻ hóa và trở thành nỗi lo âu không nhỏ đối với phái mạnh khi chưa rõ suy giảm testosterone có chữa được không?

Trên thực tế, đa phần bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ khi mức độ testosterone giảm xuống khá thấp, gây không ít khó khăn cho quá trình chữa trị. Nguyên nhân là vì tâm lý lo lắng, cảm giác sợ khi phát hiện bệnh, e ngại mắc phải vấn đề nam khoa. Tuy nhiên, suy giảm testosterone hoàn toàn có thể chữa được bằng cách làm giảm các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

2. Chẩn đoán và phát hiện sớm hội chứng suy giảm testosterone

Thông thường, hội chứng suy giảm testosterone ở nam giới bắt đầu xuất hiện ở tuổi 30. Thế nhưng lúc này, các biểu hiện bệnh chưa thể hiện rõ ràng ra bên ngoài mà chỉ có lượng testosterone trong máu bắt đầu suy giảm dần theo thời gian. Đến 40 tuổi, cánh đàn ông sẽ nhận thấy hiện tượng mãn dục do bị suy giảm testosterone xảy ra rõ ràng hơn. Khoảng thời gian sau 40 tuổi, nếu nam giới tự nhiên thấy xuất hiện dấu hiệu thần kinh căng thẳng, tâm trạng hay cáu gắt, mất ngủ, hiệu quả làm việc giảm sút, sức khỏe yếu đi, hay có những cơn mệt lã người thì rất có thể đó là triệu chứng nam giới bị suy giảm testosterone biểu hiện rõ ra bên ngoài.

Khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, đo huyết áp thấy trị số huyết áp tăng cao, xét nghiệm đường huyết thấy chỉ số đạt mức cao hơn bình thường, lượng mỡ máu cũng cao, nhịp tim đập nhanh hay nhịp không đều, cảm thấy hồi hộp thường xuyên thì nên nghĩ đến việc điều trị suy giảm testosterone. Bên cạnh đó, sự nhiệt huyết trong quan hệ vợ chồng cũng dần sụt giảm, ham muốn tình dục thuở đầu vốn còn sung mãn nay trở nên mơ hồ không rõ rệt, khi “lâm trận” cũng thấy yếu đi, đôi lúc không thể đạt đỉnh thì đó là báo hiệu cần phải tìm cách điều trị suy giảm testosterone càng sớm càng tốt.

Điều trị hội chứng suy giảm testosterone ở nam giới
Mãn dục nam do suy giảm testosterone

3. Hướng điều trị suy giảm testosterone

Đối với những người chưa thật sự hiểu biết rõ về hiện tượng suy giảm testosterone, họ thường chủ quan, không có động thái điều trị suy giảm testosterone ngay cả khi đã bắt đầu có biểu hiện bệnh. Chỉ khi nhận thấy triệu chứng suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương… xuất hiện, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt vợ chồng thì bệnh nhân mới thật sự sợ hãi và đi tìm phương cách điều trị.

Hiện nay để điều trị suy giảm testosterone ở nam giới, các bác sĩ sử dụng liệu pháp thay thế testosterone. Phương pháp này có cơ chế tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống, không gây ra nhiều rủi ro và đã được kiểm chứng thử nghiệm qua các nghiên cứu lâm sàng và kết quả điều trị thực tế. Trước khi thực hiện, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm như chức năng gan, chức năng thận, siêu âm tuyến tiền liệt để bác sĩ có thể chẩn đoán các vấn đề liên quan và sức khỏe tổng thể.

Liệu pháp thay thế testosterone có nhiều dạng dùng phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân, bao gồm dạng gel, miếng dán, viên ngậm, dạng uống, dạng tiêm hay thậm chí là cấy dưới da. Trong đó, điều trị suy giảm testosterone bằng phương pháp bổ sung testosterone dạng gel, dạng tiêm hiện đang được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tương đối cao. Liệu pháp thay thế testosterone giúp bệnh nhân giải quyết các triệu chứng do suy giảm testosterone, chẳng hạn như tác dụng giúp cải thiện ham muốn, tăng cường khả năng cương cứng, ổn định lại lượng cơ.

Tuy nhiên, không phải bất cứ nam giới nào bị suy giảm testosterone đềucần được điều trị bằng liệu pháp thay thế testosterone. Trên thực tế, điều trị bằng testosterone thay thế có khả năng dẫn đến một số rủi ro nhất định. Việc lựa chọn điều trị cần được bác sĩ chuyên về nam khoa và tiết niệu chỉ định tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân. Mặt khác, bác sĩ có thể đề nghị nam giới điều trị suy giảm testosterone không dùng thuốc. Những thay đổi tích cực trong chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, thói quen ngủ, hạn chế căng thẳng có thể giúp gia tăng nồng độ hormone testosterone và cũng mang lại hiệu quả khắc phục triệu chứng bệnh.

Điều trị hội chứng suy giảm testosterone ở nam giới
Liệu pháp thay thế testosterone đang là lựa chọn điều trị phổ biến hiện nay

4. Lời khuyên của thầy thuốc

Thống kê cho thấy có tới gần một nửa số bệnh nhân không nhận thấy các biểu hiện suy giảm về sức khỏe tình dục trong khi nồng độ testosterone thì vẫn suy giảm theo thời gian. Đó cũng là lý do khiến cho phần lớn nam giới bị suy giảm testosterone đến khám muộn, dẫn đến việc điều trị gặp không ít khó khăn. Vì vậy, cánh nam giới cần lưu ý khi cảm thấy có những thay đổi bất thường về khả năng tình dục cũng như tình trạng sức khỏe thì không nên né tránh hay xem nhẹ bệnh mà cần chủ động đi khám chuyên khoa nam học và tiết niệu để tìm giải pháp khắc phục chính xác, tránh đi khám lòng vòng, sử dụng thuốc tùy tiện.

Để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị suy giảm testosterone, phái mạnh cần có chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, hợp lý, tuân thủ nhịp sinh học của bản thân. Buổi tối cần ngủ đủ giấc, đủ sâu để giúp cơ thể phục hồi tốt nhất. Chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý, sạch và an toàn. Nên lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc sạch, tránh dầu mỡ, bổ sung nhiều chất xơ, hải sản để tăng cường vitamin và chất khoáng, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các sản phẩm không tốt cho sức khỏe như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị suy giảm testosterone cần kết hợp tập luyện các môn thể thao đều đặn phù hợp với lứa tuổi và thể trạng như: đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông, chạy bộ, bơi,… để duy trì sự dẻo dai của hệ cơ xương khớp và giúp máu tuần hoàn liên tục đều khắp cơ thể, duy trì và nâng cao thể lực thường xuyên.

Nguồn: vinmec.com

Yếu sinh lý và xuất tinh sớm là hai hiện tượng rối loạn sinh lý thường gặp ở nam giới. Thực tế, vẫn còn nhiều người bị nhầm lẫn giữa xuất tinh sớm và yếu sinh lý, khiến cho việc điều trị thất bại và bệnh ngày càng trầm trọng.

1. Tổng quan về bệnh yếu sinh lý

Yếu sinh lý là bệnh lý “khó nói”, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục của nam giới, là tình trạng dương vật khó cương cứng hoặc chỉ có thể cương cứng được trong thời gian ngắn, làm mất hứng “cuộc yêu”, yếu sinh lý có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị sớm.

Một người nam giới bị yếu sinh lý sẽ có các dấu hiệu như:

  • Giảm ham muốn tình dục, quan hệ không có cảm giác.
  • Rối loạn khả năng cương dương, dương vật không có khả năng cương cứng hoặc chỉ cương cứng được trong thời gian ngắn, khi quan hệ lại thì không thể cương cứng được nữa.
  • Quan hệ tình dục không mang đến cảm giác thỏa mãn.
  • Xuất hiện cảm giác đau nhức khi cương dương, xuất tinh.

2. Nguyên nhân khiến nam giới bị yếu sinh lý

Trong cuộc sống, có rất nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khiến cho nam giới mắc phải bệnh yếu sinh lý:

  • Có thể do tuổi tác, tâm lý căng thẳng, stress, áp lực quá lâu, người bệnh có thói quen lạm dụng các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, các chất gây ảo giác…
  • Có thể do các nguyên nhân bệnh lý trước đó mà người bệnh mắc phải như suy thận, tiểu đường, quai bị, hay các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục…
  • Do tác dụng của một số loại thuốc điều trị bệnh khác.
Xuất tinh sớm có phải bị yếu sinh lý không?
Do tác dụng của một số loại thuốc điều trị bệnh khác

3. Xuất tinh sớm là gì?

Thực tế cho thấy, xuất tinh sớm là sự tăng nhạy cảm của đầu dương vật, khiến cho bản thân quá trình lên đỉnh của nam giới ngắn hơn bình thường, tuy nhiên người nam giới khi quan hệ vẫn có ham muốn tình dục, dương vật có đủ độ cương cứng để tiến hành giao hợp nhưng lại xuất tinh quá nhanh trước thời điểm xuất tinh, không tự kiểm soát được thời gian xuất tinh khi quan hệ. Nhiều trường hợp chỉ cần bị kích thích bởi một nụ hôn sâu hoặc dương vật chưa cho vào đến âm đạo đã xuất tinh.

Khi nghiên cứu về tình trạng xuất tinh sớm, các nhà khoa học cho rằng, tình trạng này có mối liên quan mật thiết với bệnh trầm cảm ở nam giới mà trong đó, xuất tinh sớm được xem như một trong số các dấu hiệu cảnh báo.

Nếu tình trạng xuất tinh sớm tiếp tục kéo dài thì khả năng hạnh phúc gia đình cũng như sự viên mãn trong hôn nhân sẽ gặp phải vấn đề lớn.

4. Xuất tinh sớm có phải yếu sinh lý không?

Xuất tinh sớm có phải bị yếu sinh lý hay không? Hiện nay, nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này, dẫn đến thất bại trong điều trị và tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.

Những người bị yếu sinh lý cũng có trường hợp kèm theo triệu chứng xuất tinh sớm, nhưng những người bị xuất tinh sớm lại vẫn có thể tìm được khoái cảm trong quan hệ và không bị suy giảm ham muốn tình dục thì không thể coi là yếu sinh lý. Xét theo y học, xuất tinh sớm là một bệnh lý độc lập, người nam giới bị xuất tinh sớm vẫn có khả năng tác động giúp bạn tình thỏa mãn khi quan hệ và khả năng đáp ứng nhu cầu tình dục của bản thân.

Việc đánh giá xuất tinh sớm cần được đánh giá dưới góc độ khoa học, nếu phát hiện và điều trị đúng phương pháp sẽ có khả năng khỏi hoàn toàn. Bệnh lý này hoàn toàn không làm giảm đi sự nam tính hay khả năng sinh con của người bệnh.

Về bản chất, yếu sinh lý và xuất tinh sớm hoàn toàn độc lập với nhau, chính vì thế cần tìm hiểu và phân biệt rõ 2 khái niệm để tìm ra phương pháp điều trị đúng, cải thiện đời sống tình dục hiệu quả.

4. Phải làm gì khi bị yếu sinh lý – xuất tinh sớm?

Hiện nay, với sự phát triển của y học, xuất tinh sớm hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bằng cách kết hợp sử dụng thuốc với các liệu pháp tâm lý. Khi bị xuất tinh sớm hay yếu sinh lý, người bệnh cần mạnh dạn tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị nếu cần thiết.Một số phương pháp giúp nam giới cải thiện sức khỏe, tinh thần thoải mái để có đủ tự tin thể hiện bản lĩnh đàn ông của mình trong chốn phòng the:

  • Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, thực phẩm giàu vitamin E, hoa quả…
Xuất tinh sớm có phải bị yếu sinh lý không?
Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, thực phẩm giàu vitamin E, hoa quả…
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích bia, rượu…
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng, stress…
  • Lên kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý giúp cho máu lưu thông dễ dàng.

Trên thực tế, không phải tất cả các vấn đề liên quan tới dương vật đều có thể phòng tránh được, tuy nhiên, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là phương pháp phòng và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như sớm phát hiện những bất thường (nếu có) để có phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời.

Nguồn: vinmec.com

2. Nguyên nhân bệnh Viêm đại tràng

Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính:

  • Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn

  • Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh

    • Ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim

    • Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao

    • Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em

    • Nấm, đặc biệt là nấm Candida

  • Viêm loét đại-trực tràng có thể do bệnh tự miễn

  • Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, …

Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính

Được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mãn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.

  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.

  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

3. Triệu chứng bệnh Viêm đại tràng

3.1. Triệu chứng viêm đại tràng cấp

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các biểu hiện tương ứng:

  • Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.

  • Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi tiêu không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch.

  • Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.

3.2. Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra các thể bệnh sau:

  • Thể tiêu lỏng và đau bụng: người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi tiêu 3 – 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều, yên ổn về đêm.

Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát hay phân sống.

Trước mỗi lần đi tiêu có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng và dễ chịu.

  • Thể táo bón và đau bụng: người bệnh bị táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.

  • Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ nhau từng đợt: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.

4. Đường lây truyền bệnh Viêm đại tràng

Bệnh có thể lây truyền theo đường tiêu hóa. Viêm đại tràng thường bắt nguồn từ một nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính, có thể do người bệnh ăn hoặc uống phải thức ăn có chứa vi sinh vật gây bệnh.

Kết quả hình ảnh cho Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị"

5. Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm đại tràng

  • Tuổi tác: viêm đại tràng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi.

  • Không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường

  • Táo bón kéo dài

  • Thường xuyên căng thẳng, lo âu

  • Tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột

6. Phòng ngừa bệnh Viêm đại tràng

  • Để phòng bệnh, cần vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt

    • Không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống…) và không uống nước chưa đun sôi, không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, không uống nước đá không đảm bảo vệ sinh (không tiệt khuẩn nước trước khi làm đông đá)

    • Trong gia đình khi có người mắc bệnh do lỵ amip, lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả… cần tiệt khuẩn các dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc với nước đun sôi. Phân người bệnh không được để vương vãi, phải cho vào hố xí và có chất sát khuẩn mạnh, nhất là ở nông thôn, miền núi

    • Nên rửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán 6 tháng/lần

  • Tránh dùng kháng sinh kéo dài

  • Điều trị tích cực khi bị lao phổi

  • Tránh căng thẳng kéo dài và lo lắng thái quá

  • Thường xuyên vận động, thể dục thể thao

  • Có chế độ ăn hợp lý:

    • Nên ăn các thực phẩm như: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, rau xanh, củ quả, trái cây (nhất là những loại giàu kali: chuối, đu đủ, …)

    • Hạn chế ăn trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống

    • Không dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, các chất chua cay và những thức ăn chiên

    • Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối

    • Cung cấp đủ nước, muối khoáng và các vitamin cần thiết

7. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm đại tràng

  1. Chẩn đoán viêm đại tràng cấp:

  • Cần lấy phân để soi tươi, nuôi cấy, phân lập xác định vi khuẩn

  • Trong trường hợp cần thiết có thể soi đại tràng sigma và trực tràng

  1. Chẩn đoán viêm đại tràng mãn tính:

  • Chụp đại tràng có thuốc cản quang (sau khi đã thụt tháo)

  • Nội soi và sinh thiết đại tràng để xác định nguyên nhân gây bệnh

  • Viêm đại tràng mãn tính nghi do nhiễm khuẩn cần phải xét nghiệm phân hoặc mảnh sinh thiết để tìm tác nhân gây bệnh

Rối loạn cương dương là tình trạng khi tiến hành giao hợp nhưng dương vật không đủ độ cương cứng để đưa được vào cơ thể người phụ nữ. Nếu chỉ thỉnh thoảng thì không phải là vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên, nếu rối loạn cương dương vẫn tiếp tục diễn ra thì nó có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn và ảnh hưởng đến mối quan hệ.

1. Nguyên nhân của rối loạn cương dương

Kích thích tình dục nam là một quá trình phức tạp liên quan đến não, hormone, cảm xúc, thần kinh, cơ bắp và mạch máu. Rối loạn chức năng cương dương có thể là kết quả của một hoặc nhiều vấn đề trong số này. Tương tự như vậy, căng thẳng và sức khỏe tâm thần có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng rối loạn cương dương.

Đôi khi sự kết hợp của các vấn đề về thể chất và tâm lý gây ra rối loạn cương dương. Ví dụ, khi chấn thương nhỏ nhưng làm ảnh hưởng đến khả năng tình dục của bạn có thể khiến bạn lo lắng dẫn đến khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng. Sự lo lắng này có thể là nguyên nhân hoặc làm chứng rối loạn cương dương càng nặng thêm.

1.1. Nguyên nhân thực thể của rối loạn cương dương

Béo phì
Béo phì là nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn cương dương ở nam giới

Trong nhiều trường hợp, rối loạn cương dương được gây ra bởi các bệnh lý khác như:

  • Bệnh tim
  • Xơ vữa động mạch
  • Cholesterol cao
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Béo phì
  • Hội chứng chuyển hóa – tình trạng liên quan đến tăng huyết áp, nồng độ insulin cao, mỡ cơ thể quanh eo và cholesterol cao
  • Bệnh Parkinson
  • Đa xơ cứng
  • Một số loại thuốc kê đơn
  • Sử dụng thuốc lá
  • Bệnh dương vật cong (tên tiếng Anh là Peyronie’s disease)
  • Nghiện rượu và các hình thức lạm dụng chất gây nghiện khác
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt
  • Phẫu thuật hoặc chấn thương ảnh hưởng đến vùng xương chậu hoặc tủy sống

1.2. Nguyên nhân tâm lý của rối loạn cương dương

Nguyên nhân rối loạn cương dương
Áp lực công việc có thể dẫn đến rối loạn cương dương

Bộ não đóng vai trò chính trong việc kích hoạt một loạt các sự kiện vật lý gây ra sự cương cứng, bắt đầu bằng cảm giác hưng phấn tình dục. Một số điều có thể can thiệp vào cảm xúc tình dục và gây ra hoặc làm xấu đi chứng rối loạn cương dương. Bao gồm các:

  • Trầm cảm, lo lắng hoặc vấn đề về sức khỏe tâm thần khác
  • Căng thẳng
  • Các vấn đề về mối quan hệ do căng thẳng, giao tiếp kém hoặc các mối quan tâm khác

2. Chẩn đoán rối loạn cương dương

Ngoài việc khám sức khỏe và trả lời các câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh tật và các triệu chứng hiện tại, nếu bạn có bệnh mãn tính hoặc bác sĩ nghi ngờ rằng tình trạng rối loạn cương dương có liên quan đến bệnh khác đang tiềm ẩn mà chưa được phát hiện, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hoặc tham khảo ý kiến ​​với bác sĩ chuyên khoa.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Khám sức khỏe, bao gồm kiểm tra kỹ lượng dương vật và tinh hoàn của bạn và kiểm tra cảm giác thần kinh của bạn.
  • Xét nghiệm máu. Mẫu máu của bạn có thể được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim, tiểu đường, nồng độ testosterone thấp và các bệnh khác.
  • Xét nghiệm nước tiểu. Giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường và các bệnh tiềm ẩn khác.
  • Siêu âm nhằm kiểm tra các mạch máu cung cấp cho dương vật. Xét nghiệm này đôi khi được thực hiện kết hợp với tiêm thuốc vào dương vật để kích thích lưu lượng máu và tạo ra sự cương cứng.
  • Xét nghiệm tâm lý. Bác sĩ của bạn có thể đặt câu hỏi để sàng lọc bệnh trầm cảm và các nguyên nhân tâm lý có thể khác có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
Khám bệnh
Nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp chẩn đoán phù hợp

3. Bệnh rối loạn cương dương và cách điều trị

Người bệnh nên khám với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào, do rối loạn cương dương có thể kèm theo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác như tổn thương dây thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc vấn đề về bệnh thần kinh khác.

Trong khi nguyên nhân của rối loạn cương dương có thể là do thể chất, tình trạng này vẫn có thể do tác động tâm lý, do đó làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Người bệnh cần có kế hoạch điều trị bao gồm cả về điều trị thể chất và tâm lý. Một loạt các phương pháp điều trị có thể đảo ngược rối loạn cương dương như:

3.1. Thay đổi lối sống

Điều chỉnh lối sống có thể cải thiện nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và các động mạch bị tắc. Đàn ông có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên thảo luận về chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt với bác sĩ trước khi thực hiện.

Thay đổi lối sống bao gồm:

  • Sử dụng các bài tập thư giãn để kiểm soát căng thẳng liên quan đến rối loạn cương dương và kiểm soát huyết áp
  • Tập thể dục để cải thiện lưu lượng máu
  • Giảm cân để giúp giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol và testosterone
  • Thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch
Tập thể dục
Tập thể dục để cải thiện lưu lượng máu, đả thông các động mạch bị tắc

3.2. Bài tập sàn chậu

Các cơ sàn chậu giúp nam giới đi tiểu và xuất tinh. Tăng cường các cơ này cũng có thể cải thiện chức năng cương dương. Một đánh giá toàn diện năm 2010 cho thấy các bài tập sàn chậu có thể giúp nam giới mắc bệnh tiểu đường có thể đạt được sự cương cứng và duy trì cương cứng.

3.3. Tư vấn tâm lý

Rối loạn cương dương có thể tác động tiêu cực đến lòng tự trọng của người đàn ông nên khiến người đàn ông rất khó chia sẻ vấn đề này cho người khác, đây là tình trạng phổ biến hiện nay ở người bệnh rối loạn cương dương. Điều quan trọng là phải thừa nhận và thảo luận về rối loạn cương dương, đặc biệt khi nó có thể gây ra trầm cảm hoặc lo lắng.

Tư vấn cho người bệnh có thể hỗ trợ trong việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần có thể giúp người bệnh kiểm soát sự lo lắng của họ và giải quyết các vấn đề từ đó có thể loại bỏ rối loạn cương dương và ngăn nó quay trở lại.

3.4. Thảo dược và biện pháp thay thế

Một số nam giới thấy rằng các liệu pháp thay thế và bổ sung, chẳng hạn như châm cứu cũng có thể hiệu quả đối với rối loạn cương dương. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng một số bổ sung thảo dược cũng có ích như, một đánh giá năm 2018 cho thấy các chế phẩm nhân sâm cải thiện đáng kể các triệu chứng rối loạn cương dương trong đối tượng được nghiên cứu. Các chế phẩm của chiết xuất thông hàng hải, Pinus pinaster, maca và Lepidium meyenii, cũng cho thấy kết quả đầy hứa hẹn, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.

Các phương pháp thảo dược hay biện pháp thay thế an toàn nhất khi người bệnh được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Điều trị rối loạn cương dương bằng thuốc
Điều trị rối loạn cương dương theo chỉ định của bác sĩ

3.5. Thuốc

Một loạt các loại thuốc được chỉ định để điều trị rối loạn cương dương. Nổi tiếng nhất là các loại thuốc, chẳng hạn như tadalafil (Cialis) và Viagra, làm tăng lưu lượng máu đến dương vật và giúp đạt được sự cương cứng.

Biện pháp này hiệu quả khi nguyên nhân của rối loạn cương dương là tác nhân vật lý và chúng cũng hiệu quả khi nguyên nhân không rõ hoặc liên quan đến lo lắng quá mức của người bệnh.

3.6. Thay đổi thuốc

Một số loại thuốc có thể làm cho tình trạng rối loạn cương dương tồi tệ hơn. Ví dụ là thuốc hạ huyết áp có thể làm giảm lưu lượng máu đến dương vật, làm cho người bệnh khó khăn trong việc làm dương vật cương cứng lên. Bất cứ ai nghi ngờ rằng rối loạn cương dương có liên quan đến thuốc đang sử dụng thì hãy xin lời khuyên bác sĩ để sử dụng các thuốc thay thế khác mà vừa có thể điều trị bệnh và vừa hạn chế khả năng mắc rối loạn cương dương.

3.7. Phẫu thuật

Nếu các biện pháp trên không hiệu quả hoặc khi có nguyên nhân cần phải phẫu thuật để điều trị rối loạn cương dương, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bằng cách cấy ghép một thiết bị cho phép cương cứng ngay lập tức. Phẫu thuật có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp và tỷ lệ biến chứng là dưới 5%.

Một số người bệnh cảm thấy buồn và thất vọng khi biết bản thân mắc rối loạn cương dương. Điều quan trọng cần nhớ là tình trạng này có thể điều trị được. Rối loạn cương dương rất phổ biến và thường có thể được đảo ngược bằng cách sử dụng các biện pháp tự nhiên hoặc thuốc để điều trị nguyên nhân cơ bản.

Can thiệp sớm thường có thể phát hiện thêm tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng bên dưới triệu chứng của rối loạn cương dương và xác định nguyên nhân của rối loạn cương dương sớm có thể làm tăng khả năng đảo ngược bệnh.

Nguồn: vinmec.com

Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới, có kích thước và hình dạng gần giống như quả hồ đào, nằm ở phía dưới bàng quang bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là đàn ông trung niên. Không xác định được các dấu hiệu của viêm tiền liệt tuyến sẽ dẫn đến phát hiện bệnh muộn, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.

1. Bệnh viêm tiền liệt tuyến là bệnh gì?

Viêm tiền liệt tuyến là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn gây nên. Bệnh thường phát triển khá nhanh dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý của nam giới, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống tình dục của đàn ông. Bệnh có 2 dạng thường gặp nhất là viêm tiền liệt tuyến cấp tính và mãn tính, tùy vào tình trạng bệnh mà có những dấu hiệu nhất định.

2. Dấu hiệu của bệnh viêm tiền liệt tuyến

2.1. Dấu hiệu viêm tiền liệt tuyến nhiễm khuẩn cấp tính:

Người bị viêm tiền liệt tuyến thường có nước tiểu màu vàng sậm
Người bị viêm tiền liệt tuyến thường có nước tiểu màu vàng sậm
  • Tiểu khó, thường phải cố rặn ra, không đi tiểu được ngay, khi tiểu thường có cảm giác buốt, rát.
  • Đau vùng bẹn bìu, xương mu hoặc xung quanh “cậu nhỏ”
  • Có thể xuất hiện máu ở trong nước tiểu và tinh dịch
  • Có trường hợp rối loạn chức năng khi giao hợp như đau buốt khi xuất tinh hoặc rối loạn về sự co cứng dương vật, đau đớn khi xuất tinh
  • Người bệnh thấy rét như bị cúm, ớn lạnh

2.2. Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính:

Về cơ bản các dấu hiệu bệnh viêm tiền liệt tuyến tương đối giống với các trường hợp cấp tính nhưng biểu hiện ở mức độ nặng hơn như:

  • Cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc tinh hoàn
  • Đau tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần liên tiếp
  • Nước tiểu có màu đục có thể kèm theo cả máu.

2.3. Viêm tiền liệt tuyến mạn tính không do vi khuẩn (không đặc hiệu, ít gặp)

Trường hợp này khi làm xét nghiệm nước tiểu và tinh dịch không phát hiện thấy vi khuẩn. Dấu hiệu bệnh viêm tiền liệt tuyến tương đối giống với trường hợp của viêm tiền liệt tuyến mãn tính nhưng có điểm tương đối nổi bật giúp người bệnh phân biệt chính là kết quả xét nghiệm nước tiểu thường có các tế bào mủ. Viêm tiền liệt tuyến không do khuẩn còn gây ra tình trạng tiểu nhiều và hơi buốt.

Viêm tuyến tiền liệt dù cấp tính hay mãn tính và do nguyên nhân gì đi chăng nữa thì cũng gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Hơn nữa, những biểu hiện của bệnh lại xuất hiện ở vị trí khá nhạy cảm nên nhiều nam giới thường giấu bệnh, không muốn tâm sự với bất kỳ ai ngay cả người bạn đời của mình, khiến bệnh để lâu, gây biến chứng và việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

3. Bệnh viêm tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

Viêm tiền liệt tuyến ở dạng cấp hay mãn tính đều gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống của nam giới. Nếu để lâu không khắc phục khiến bệnh xuất hiện với nhiều triệu chứng phức tạp, rất khó khăn trong việc điều trị đồng thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm tiền liệt tuyến không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng
Viêm tiền liệt tuyến không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng

Đầu tiên là dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về niệu đạo, vì khi viêm tuyến tiền liệt sẽ khiến bàng quang chịu áp lực. Khi đó nước tiểu không kịp bài tiết khiến lượng vi khuẩn ở nước tiểu tăng lên và gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Lâu dần ảnh hưởng đến chức năng của thận và sức khỏe người bệnh.

Ảnh hưởng đến chức năng tiền liệt tuyến, gây ra 1 loạt các tình trạng như rối loạn nội tiết tố nam. Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ sản xuất ra tinh dịch, khi bộ phận này bị viêm nhiễm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản sinh cũng như làm giảm chất lượng tinh trùng. Một số trường hợp viêm nhiễm nặng có thể hiếm muộn hoặc vô sinh.

Trường hợp viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn là điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu, viêm nội mạc cơ tim, viêm tinh hoàn.

Các tổn thương viêm tiền liệt tuyến sẽ phát triển thành các u xơ, dẫn đến xơ cứng bàng quang, chặn lại sự co bóp gây nên hiện tượng chảy mủ, chảy máu kèm nước tiểu, là tiền đề cho các bệnh lý như ung thư tiền liệt tuyến.

Việc hiểu rõ dấu hiệu và các thông tin liên quan đến bệnh viêm tiền liệt tuyến trong bài viết trên sẽ giúp nam giới biết được bản thân mình có nguy cơ mắc bệnh hay không. Mỗi người khi nhận thấy mình có nguy cơ thì nên chủ động trong việc đến các cơ sở y tế để thăm khám trước khi đưa ra quyết định chữa bệnh.