Hệ tiêu hóa người cao tuổi không còn “sung sức” như thời trẻ, độ co bóp yếu, nên khó đẩy chất thải ra ngoài. Chất thải càng ở lâu trong ruột già, càng tạo điều kiện cho vi sinh vật “bành trướng”, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, việc xây dựng một thực đơn cho người già là điều vô cùng cần thiết.

Dưới đây, Sức khỏe quý hơn vàng xin chia sẻ danh sách “vàng”  những thực phẩm cần bổ sung cho vào thực đơn của người già, giúp tăng cường sức khỏe và giúp tiêu hóa tốt hơn.

1. Các loại rau củ

Rau xanh và hoa quả là những loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho người già. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại rau xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Ngoài ra, các loại vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ có tác dụng kích thích sự thèm ăn và duy trì sự cân bằng các chuyển hóa trong cơ thể. Các loại rau tốt cho sức khỏe người già có thể kể đến như:

Mướp đắng ( khổ qua) là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp và mẩn ngứa ngoài da rất hiệu quả.

Rau má, rau ngót: người có thân nhiệt nóng, lượng đường trong máu cao ăn các loại rau này rất tốt.

Rau dền đỏ chứa hàm lượng vitamin A rất cao giúp điều trị các bệnh về thị lực.

Cà rốt có chứa vitamin A và C rất cao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bí đỏ là thực phẩm tốt để chữa bệnh đau nửa đầu.

Súp lơ, bắp cải có công dụng chống ung thư bàng quang rất tốt nếu dùng thường xuyên.

thực đơn cho người già
Rau xanh và hoa quả là những loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho người già (Ảnh: hoadavietnam.com)

2. Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá

Ở người có tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Trong đậu, lạc, vừng và cá có nhiều đạm, nhiều dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Vì thế, người nhiều tuổi nên ăn nhiều món từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành…

Ở mỗi gia đình nên có một lọ vừng, lạc để có một món ăn chế biến sẵn bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá. Nên ăn cá nhỏ, kho nhừ để ăn được cả xương, có thêm can xi đề phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi. Đậu, lạc, vừng, cá vừa có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch và nhất là đậu phụ có tác dụng phòng chống ung thư.

thực đơn cho người già
Trong đậu, lạc có nhiều đạm, nhiều dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch (Ảnh: thucdon.org)

3. Đậu phụ

Đậu phụ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng trong đó chủ yếu là protein, có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng bệnh loãng xương, chống lão hóa. Đậu phụ có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon trong thực đơn cho người già, để hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng của đậu phụ tốt nhất cần biết cách kết hợp với các thực phẩm khác để tạo ra những món ăn tốt cho sức khỏe, khi chế biến món ăn cho người cao tuổi thì nên dùng đậu phụ tươi hấp cách thủy để tránh mất chất và dùng khi còn nóng.

thực đơn cho người già
Đậu phụ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết (Ảnh: phapluatdansinh.com)

4. Sữa

Thành phần dinh dưỡng trong sữa luôn dồi dào sẽ có tác dụng cực kỳ tốt trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho người già. Đối với những người lớn tuổi, sức khỏe thường hay suy yếu dần nên cơ thể họ dễ chịu sự tác động của các tác nhân gây hại. Chính vì vậy, chúng ta nên thêm vào thực đơn cho người già những cốc sữa ấm hàng ngày.

5. Hải sản

Canxi, protein, vitamin D,… có trong các loại hải sản như tôm, cua, ốc, hến,… sẽ bảo vệ người già khỏi các bệnh loãng xương, đau nhức xương, đau lưng, đau các khớp xương, rạn, nứt hay gãy xương. Ngoài ra, hải sản còn có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng hải sản chế biến thức ăn cho người cao tuổi với mức độ phù hợp.

thực đơn cho người già
Các chất dinh dưỡng có trong hải sản sẽ bảo vệ người già khỏi các bệnh loãng xương, đau nhức xương (Ảnh: sapo.com)

6. Cháo

Ở người già, nếu dùng các thức ăn rắn, dai, những món khó tiêu, sẽ rất trở ngại cho việc hấp thụ. Dạ dày người già co lại, chứa được ít. Ở người già cũng hay gặp tình trạng táo bón, nên cần dùng các món ăn lỏng như cháo, súp… cho vào thực đơn cho người già vừa có thể bổ sung nước cho cơ thể, vừa có thể dưỡng vị.

7. Yến

Yến sào hay còn gọi là tổ chim yến là một trong những món ăn bổ dưỡng rất tốt cho người cao tuổi. Trong yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, photpho, sắt,… giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo các tế bào trong cơ thể, giúp người ốm, người bệnh mau phục hồi sức khỏe. Yến sào là một trong những thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho người cao tuổi bởi nó không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn tăng cường trí nhớ và bổ sung các dưỡng chất cho người sử dụng.

thực đơn cho người già
Yến sào hay còn gọi là tổ chim yến là một trong những món ăn bổ dưỡng rất tốt cho người cao tuổi (Ảnh: yensaokhanhhoa.com)

Trên đây là gợi ý về thực đơn dinh dưỡng cho sức khoẻ người già, Sức khỏe quý hơn vàng hi vọng có thể giúp bạn chế biến ra các món ăn ngon bổ mỗi ngày cho ông bà, cha mẹ mình. Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đủ calo, có tỷ lệ cân đối giữa các chất, kết hợp việc tăng cường tập luyện thể dục thể thao với các bài tập rèn sức có cường độ hợp lý và một cuộc sống tinh thần thoải mái sẽ đảm bảo người già có thể sống vui khỏe mỗi ngày và kéo dài tuổi thọ.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Thực đơn cho người cao tuổi là vấn đề đang rất được xã hội quan tâm.  Điều này bắt nguồn từ việc tỷ lệ người cao tuổi đang chiếm đến 10% dân số Việt Nam. Do đó, việc đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi cũng như sự quan tâm chăm sóc đấng sinh thành là việc không thể xem nhẹ.

Thực đơn tuần đủ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Người già thường bị mất cảm giác về mùi vị, ăn không biết ngon, răng yếu khó nhai, khả năng tiêu hóa hấp thụ đều giảm sút. Mặc khác, tuổi già thường mắc một hay nhiều bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, loãng xương…Do đó cần chú ý để có một chế độ ăn phù hợp.

Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh… giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.

Mọi độ tuổi việc tập luyện đều rất cần thiết, đặc biệt với người cao tuổi việc vận động càng vô cùng quan trọng. Các bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi là liều thuốc thần kỳ giúp hạn chế quá trình lão hóa, nâng cao sức khỏe toàn diện. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn tập tập thể dục vào buổi sáng, bạn sẽ có tâm trạng tốt hơn trong cả ngày. Tập thể dục sẽ mang lại cho chúng ta nhiều năng lượng trong cả ngày. Tập thể dục mang lại sức đề kháng và năng lượng cho người lớn tuổi, nó giúp giảm lão hóa và tăng cường sức khỏe tuổi già.

4 Bài Tập Thể Dục Buổi Sáng Cho Người Cao Tuổi
4 Bài Tập Thể Dục Buổi Sáng Cho Người Cao Tuổi

Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh… giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.

Mọi độ tuổi việc tập luyện đều rất cần thiết, đặc biệt với người cao tuổi việc vận động càng vô cùng quan trọng. Các bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi là liều thuốc thần kỳ giúp hạn chế quá trình lão hóa, nâng cao sức khỏe toàn diện. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn tập tập thể dục vào buổi sáng, bạn sẽ có tâm trạng tốt hơn trong cả ngày. Tập thể dục sẽ mang lại cho chúng ta nhiều năng lượng trong cả ngày. Tập thể dục mang lại sức đề kháng và năng lượng cho người lớn tuổi, nó giúp giảm lão hóa và tăng cường sức khỏe tuổi già.

Đặc Điểm Sức Khỏe Người Lớn Tuổi.

Người lớn tuổi thường rất ít vận động, bộ phận trên cơ thể như xương, hệ tiêu hóa, hệ thống bài tiết, da cũng suy giảm chức năng dần. Dưới đây là một số bệnh họ thường mắc phải:

– Người cao tuổi thường rơi vào tình trạng thiếu oxi tiềm tàng bởi tổ chức phổi kém đàn hồi, chức năng hô hấp giảm, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu hạn chế nên làm các cơ quan giảm hoạt động, tăng quá trình lão hóa.

– Tình trạng bệnh xương khớp như hở sụn, thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương… là điều dễ gặp ở người già, gây đau đớn làm hạn chế quá trình vận động và gây trở ngại sinh hoạt hàng ngày.

– Giảm lưu lượng máu trong cơ thể bởi sự hoạt động kém của tim mạch vì bị xơ cứng, cung cấp oxy và máu tới các cơ quan không đầy đủ.

– Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng dễ bị tác động bởi thời tiết khí hậu thay đổi gây đau nhức xương khớp, cảm lạnh, mệt mỏi…

Tập Luyện Thể Dục Đối Với Người Lớn Tuổi.

Theo quan niệm lão khoa, đối với người cao tuổi nếu tập luyện cường độ quá lớn sẽ làm tăng quá trình oxy hóa, sản sinh ra nhiều gốc tự do thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa. Hơn nữa, việc vận động quá sức sẽ dễ gây tổn thương đến một số cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên, vận động nhẹ nhàng có thể hạn chế được những điều trên, tăng sức đề kháng, kích thích sản sinh chất bổ trợ miễn dịch, tiêu diệt các tế bào đột biến có nguy cơ thành tế bào ung thư. Bên cạnh đó, tập luyện buổi sáng cũng là cách xua tan stress, tạo tinh thần phấn chấn, vui vẻ bắt đầu cho ngày mới. Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi dưới đây rất thích hợp để bảo vệ sức khỏe.

Bài tập thể dục dành cho người cao tuổi.

1. Tập Hít Thở Và Luyện Thư Giãn.

a. Tập hít thở.

ước 1: Hít hơi sâu đẩy khí xuống bụng.

Bước 2: Giữ hơi trong bụng để trao đổi khí cacbonac và oxy hoàn chỉnh.

Bước 3: Từ từ thở ra nhẹ nhàng và thoải mái.

Bước 4: Thả lỏng toàn bộ cơ thể để dây thần kinh của chân tay được thư giãn.

Bài tập thể dục buổi sáng như thế này cho người cao tuổi giúp hệ thần kinh được kích thích, hoạt động ổn định hơn.

b. Luyện thư giãn.

Nhắm mắt lại, nằm thả lỏng toàn bộ cơ thể một cách thoải mái. Tâm thanh thản không vướng bận suy nghĩ gì. Sau đó tập hít thở đều đặn, nhẹ nhàng. Đây là cách luyện tập để loại bỏ mệt mỏi và stress hiệu quả.

Cần tập trung luyện tập thở sâu nhịp nhàng, bởi nó sẽ làm cho các trung tâm thần kinh thở được kích thích, xây dựng được quá trình ức chế và hưng phấn một cách chủ động.

2. Xoa Bóp Huyết Đạo.

Xoa bóp là một hình thức kích thích vật lý, trực tiếp tác động lên da và các cơ quan cảm giác dưới da. Đây là cách làm giãn tĩnh mạch, có lợi cho hệ hô hấp, tiêu hóa cũng như quá trình trao đổi chất.

Khi thực hiện động tác này, người cao tuổi tự xoa bóp các giác quan, xoa mi mắt, mũi, hai vành tai, mặt, đầu, xoa dọc theo hai bên má. Sau đó xoa đến từng bộ phận cơ thể: cổ, ngực, lưng, hai cánh tay, bụng và chân. Dùng lực vừa phải, nhẹ nhàng và xoa trực tiếp để hai lòng bàn tay tiếp xúc với da thịt. Trong quá trình xoa bóp, trên cơ thể có rất nhiều huyệt đạo, nếu tìm hiểu và biết cách bấm đúng vị trí huyết sẽ bài tiết được những chất độc, tăng khả năng tiêu hóa và an thần tốt.

3. Bài Tập Xoay Các Khớp

Thời gian tập khoảng từ 30 đến 45 phút vào mỗi buổi sáng. Bắt đầu, xoay cổ chậm mỗi hướng 5 vòng rồi làm ngược lại. Tiếp theo, quanh các cánh tay, hông và gối mỗi lần 7 vòng và ngược lại. Cuối cùng, thở thư giãn thả lỏng cơ thể, nhắm mắt lại, tâm chống giỗng. Hít thật sâu rồi từ từ thở ra làm liên tục trong vài phút để thả lỏng cơ thể.

Tập thể dục buổi sáng không chỉ là giúp người cao tuổi có tâm trạng tuyệt vời mà còn giảm lão hóa và tăng cường sức khỏe rõ rệt.

4. Đi Bộ

Đây là một trong những bài tập dễ dàng thực hiện nhất. Người cao tuổi chỉ cần đi bộ xung quanh khu vực đang sống vào những ngày đẹp trời. Đây là bài tập thể dục đơn giản nhất giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ bị viêm khớp. Mục tiêu là mỗi ngày đi bộ ít nhất 500 bước.

Kết Hợp Chế Độ Dinh Dưỡng Lành Mạnh Cho Người Cao Tuổi.

Bên cạnh tập luyện thể dục mỗi ngày, chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng với sức khỏe người già. Vì thế, cần tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau củ, hạn chế mỡ động vật, nên ăn nhiều cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Uống đủ nước khoảng 6-8 ly mỗi ngày, chú ý cung cấp nước cho cơ thể thường xuyên dù không khát, đặc biệt là vào mùa hè. Ngoài ra phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, giữ cho tâm trạng luôn thư thái để ngăn ngừa các bệnh tật.

Theo thời gian, sức bền, tính dẻo dai và độ linh hoạt của cơ thể cũng giảm dần. Tuy nhiên, vẫn có những bài tập yoga cho người cao tuổi giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.

6 bài tập yoga cho người cao tuổi

Một trong những điều tuyệt vời của yoga là chúng có thể phù hợp với mọi đối tượng cùng thể chất và khả năng khác nhau. Mặc dù bạn có thể thấy hình ảnh yoga thường phổ biến ở một người trẻ tuổi với nhiều tư thế đòi hỏi sự dẻo dai nhưng thực tế, vẫn có các bài tập yoga phù hợp cho người cao tuổi dù khi đó cơ thể đã kém linh hoạt.

Lợi ích của yoga đối với người cao tuổi

Những lợi ích của yoga mang lại cho người cao tuổi cũng tương tự cho những người tham gia bộ môn này, bao gồm tăng trương lực cơ, giữ thăng bằng (đặc biệt quan trọng), tăng cường sức mạnh và cải thiện tâm trạng.

Thông qua bài tập hít thở pranayama, dung tích phổi được tăng lên. Tư thế của bạn cũng được cải thiện và ngủ cũng ngon giấc hơn. Nếu gặp phải những căng thẳng trong cuộc sống, yoga cũng giúp giải tỏa bớt những vấn đề đó. Tuy nhiên, lợi ích từ các bài tập yoga sẽ không xuất hiện ngay sau một lớp. Bạn sẽ cần tham gia ít nhất ba lớp yoga một tuần để cảm thấy hiệu quả.

Bạn nên lựa chọn loại yoga nào khi tuổi đã cao?

Việc lựa chọn loại yoga phù hợp sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ luyện tập hiện tại và khả năng thể chất. Nếu bạn mới bắt đầu tập thể dục hoặc đã nghỉ tập luyện sau một thời gian dài, bạn nên tập từ các động tác đơn giản.

Các lớp học yoga cho người cao tuổi cũng trở nên phổ biến hơn. Bạn có thể tìm kiếm những câu lạc bộ gần nhà để tham gia vào các lớp học thích hợp.

Lưu ý, bạn cần trao đổi trước với bác sĩ khi muốn thử tập luyện yoga, nhất là khi đang có những bệnh mạn tính như bệnh lý xương khớp, bất thường tư thế dáng bộ, có nguy cơ té ngã hoặc đã lâu không vận động. Những người cao tuổi có vấn đề về đĩa đệm cột sống, thoái hóa khớp hoặc bệnh tăng nhãn áp nên cẩn thận khi tập, tránh những tư thế quá khó như vặn người, lộn ngược… Trước khi muốn tập yoga, người cao tuổi cần phải được tham vấn bác sĩ để đảm bảo họ có khả năng tập được. 

6 bài tập yoga cho người cao tuổi

1. Tư thế cái cây (tree pose)

Tư thế cái cây giúp tăng mức độ thăng bằng cho cơ thể, phòng ngừa té ngã.

tư thế cái cây

Thực hiện bài tập theo các bước sau:

  • Đứng thẳng với hai chân khép lại với nhau, đưa tay thẳng qua đầu và hai lòng bàn tay hướng vào nhau.
  • Nâng chân phải lên khỏi mặt đất nhưng các ngón chân vẫn còn chạm đất và gót chân chạm vào mắt cá chân trái.
  • Giữ thăng bằng trong vòng 20 – 30 giây nếu có thể.
  • Lặp lại động tác với chân còn lại. Nếu không thể giữ thăng bằng bạn có thể dựa vào một điểm tựa.

Khi bạn đã quen dần với việc giữ thăng bằng, hãy kéo bàn chân lên cao hơn. Lòng bàn chân của chân giơ lên vẫn áp vào mặt trong của chân còn lại.

2. Tư thế chiến binh II (warrior II)

Bất kỳ tư thế đứng nào cũng có thể giúp cải thiện mật độ xương, đồng thời cải thiện sức mạnh phần thân dưới.

tư thế chiến binh 2

Các bước thực hiện tư thế này:

  • Đứng thẳng, dang hai chân rộng bằng hông và để tay xuôi xuống hai bên.
  • Xoay sang phải và bước chân phải sang ngang thêm khoảng 1m trong khi vẫn giữ bàn chân thẳng. Từ từ xoay bàn chân phải một góc 90º.
  • Hít vào và nâng hai cánh tay thẳng sang hai bên, cao ngang bằng vai.
  • Sau đó thở ra, khuỵu chân phải xuống cho đến khi đùi song song với sàn nhà. Chân trái vẫn giữ thẳng.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng tối đa 30 giây và tập trung hít thở.
  • Trở về tư thế ban đầu và lặp lại với chân còn lại.

3. Tư thế chó con mở rộng (extended puppy)

Tư thế này giúp mở rộng cột sống mà không cảm thấy khó chịu ở đầu gối và hông như những tư thế khác.

tư thế chó con mở rộng

Các bước thực hiện như sau:

  • Bắt đầu với tư thế như đang bò với đùi vuông góc với hông và khủy tay chống xuống sàn. Bạn có thể lót thêm một chiếc khăn dưới đầu gối nếu muốn.
  • Đưa hai tay thẳng về phía trước cho đến khi ngực sát đất nhưng đầu gối vẫn giữ vuông góc với sàn.
  • Giữ đầu bạn cúi xuống, dùng lực ép cánh tay và bàn tay sát mặt sàn.
  • Hít thở sâu trong vòng 20 – 30 giây, sau đó từ từ trở lại tư thế ban đầu.

4. Tư thế phục kích thấp (low lunge)

Động tác này mang lại lợi ích tương tự như bài tập chùng chân (lunge) nhưng vững vàng hơn do giữ chân sau tiếp xúc với mặt đất.

tư thế phục kích thấp

Các bước thực hiện như sau:

  • Đứng thẳng với hai chân rộng bằng hông và hai tay thả xuôi hai bên.
  • Bước chân phải lên phía trước và khuỵu đầu gối xuống cho đến khi đầu gối với mắt cá chân nằm trên đường thẳng đứng.
  • Chân trái duỗi về phía sau sao cho cẳng chân nằm trên mặt sàn. Bạn có thể lót một chiếc khăn ở chân sau nếu cần.
  • Đặt bàn tay hoặc ngón tay xuống sàn, bên cạnh gót chân phải.
  • Giữ cho phần thân trên nâng lên cao.
  • Hít thở trong 20 giây, sau đó trở lại tư thế đứng và lặp lại động tác với bên chân còn lại.

5. Tư thế cây cầu (bridge)

Tư thế cây cầu giúp hỗ trợ cho hông và tăng cường sức mạnh lưng dưới. Đây là một bài tập vô cùng thích hợp cho những người đã làm các công việc bàn giấy hay không vận động trong thời gian dài.tư thế cây cầu

Các bước thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa trên sàn, bàn chân chạm mặt đất và mở hai chân rộng bằng hông. Hai tay để sát bên người.
  • Hít vào khi ấn tay chặt xuống sàn.
  • Thở ra và thắt chặt cơ bụng, sau đó nâng cột sống lên trên để tạo thành hình dáng giống một cây cầu.
  • Giữ trong vòng 30 giây, sau đó từ từ hạ xuống, bắt đầu từ vai rồi đến lưng. Nếu cần, bạn có thể đặt một chiếc chăn dưới vai để hỗ trợ thêm.

6. Đưa chân lên tường (legs up the wall)

Tư thế này giúp bạn thư giãn các cơ sau khi tập luyện các tư thế phải căng cơ quá mức khác. Chúng cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu về tim.đưa chân lên tường

Thực hiện tư thế này theo các bước sau:

  • Ngồi dựa một bên cơ thể vào tường, từ từ hạ lưng nằm xuống sàn. Di chuyển chân lên tường cho đến khi mặt sau của chân dựa hoàn toàn vào tường.
  • Nếu bạn không thể để chân thẳng sát tường, hãy di chuyển phần trên cơ thể ra xa tường và để đầu gối hơi cong lại một chút. Để tay sát hai bên cơ thể.
  • Giữ nguyên và hít thở sâu trong vòng 30 – 60 giây.
  • Từ từ hạ chân xuống khỏi tường.

Nguồn: Hello Bác sĩ

Để có được một cuộc sống vui, khỏe, sống có ích, người cao tuổi cần thường xuyên tập thể dục. Tuy nhiên, cần lựa chọn các hoạt động và các môn thể dục thể thao cho phù hợp.

Tập thể dục có an toàn cho người cao tuổi?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người trên 65 tuổi nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn. Nhiều tình trạng bệnh còn được cải thiện nhờ tập thể dục. Nếu bạn không chắc rằng tập thể dục là an toàn cho mình hoặc nếu bạn đang ít vận động, hãy hỏi bác sĩ của bạn.

Người cao tuổi nên tập thể dục với cường độ nhẹ để tránh xảy ra chấn thương.

Người cao tuổi bắt đầu tập thể dục như thế nào?

Điều quan trọng là mặc quần áo thoải mái và mang giày vừa vặn, chắc chắn. Đôi giày của bạn cần có khung hỗ trợ tốt, có phần gót cao và được đệm để hấp thu chấn động.

Nếu bạn chưa quen vận động, hãy bắt đầu từ từ. Bắt đầu với những bài tập mà bạn đã làm một cách thoải mái. Khởi đầu chậm làm bạn ít cảm thấy rằng mình sẽ làm tổn thương bản thân. Khởi đầu chậm cũng giúp ngăn ngừa đau nhức. Bạn không cần phải tập thể dục ở cường độ cao để có được các lợi ích sức khỏe.

Người cao tuổi nên chọn hình thức tập thể dục nào thì tốt cho sức khỏe?

Đi bộ

Đi bộ là một trong những hình thức mà các bác sỹ và các chuyên gia sức khỏe áp dụng cho toàn bộ người cao tuổi. Đây là một môn thể thao mang lại sự dẻo dai và giúp cho người già không bị mắc các bệnh viêm khớp. Mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra từ 10 đến 20 phút để có một sức khỏe dồi dào và phòng tránh được các căn bệnh tuổi già. Ngoài ra đây là một môn thể thao ít rủi ro đối với người cao tuổi.

Môn thể thao phù hợp với người cao tuổi với cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, đi bộ kết hợp chạy.

Chạy bộ

Việc chạy bộ rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên đối với những người lớn tuổi thì chạy bộ chỉ với cường độ thấp.

Yoga

Tập Yoga là một hoạt động tuyệt vời để phát triển sức khỏe và tăng cường sức chịu đựng của tim mạch đặc biệt với người cao tuổi. Yoga giúp tăng cường tính linh hoạt và sự dẻo dai của cơ thể, làm giảm đau nhức xương khớp đặc biệt là đau lưng.

Bơi lội

Bơi là phương pháp rèn luyện toàn diện, nên bơi chậm, bơi trong thời gian ngắn. Đây là một hoạt động điều trị có lợi cho sức khoẻ cũng như tinh thần. Nó giúp người lớn tuổi đốt cháy calo đồng thời tăng sức bền, tăng cường cơ bắp và cải thiện tình trạng tim mạch. Bơi cũng giúp làm giảm căng thẳng tinh thần và căng thẳng trên các khớp của cơ thể.

Thái cực quyền là liệu pháp tốt cho sức khỏe người cao tuổi.

Thái cực quyền

Thái cực quyền là môn võ thuật có cử động chậm, rất an toàn để tập luyện cho mọi lứa tuổi. Các nghiên cứu từ Hiệp hội lão hóa Mỹ cho thấy tập thái cực quyền làm giảm đáng kể nguy cơ bị té ngã và giảm 50% nguy cơ bị chấn thương do té ngã ở người già.

Ngoài ra, người lớn tuổi có thể tham gia những môn thể thao mình yêu thích giúp cho tinh thần sảng khoái như khiêu vũ. Chơi đùa vui vẻ cũng là một hoạt động vô cùng bổ ích cho sức khỏe người già.

Bên cạnh những bài tập này, các thiết bị y học cũng giúp người cao tuổi có cảm giác thoải mái như ghế massage… Cùng với niềm lạc quan, yêu cuộc sống sẽ là động lực giúp con người sống lâu, sống khỏe.

Bước sang tuổi trung niên, cơ thể chúng ta dần xuất hiện dấu hiệu của sự lão hóa, không còn giữ được dẻo dai và săn chắc như xưa. Lúc này, các bài tập gym cho người cao tuổi sẽ phát huy được hiệu quả đối với việc cải thiện sức khỏe và giữ gìn vóc dáng, giúp cơ thể chống lại sự lão hóa và khỏe mạnh hơn.

Qua bài viết dưới đây, Tri thức sức khỏe xin giới thiệu một số bài tập gym mang tính chất đơn giản, nhẹ nhàng để người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp tại nhà trong thời gian rảnh rỗi.

Bài tập 1: Xoay cổ

bai-tap-the-duc-cho-nguoi-gia-xoay-co

Bài tập xoay cổ giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, thiếu máu não, rối loạn tiền đình cho người cao tuổi.

Hướng dẫn luyện tập:

Ngồi thẳng, xoay cổ một cách chậm rãi và nhẹ nhàng để cảm nhận được các cơ và xương cổ đang hoạt động, đồng thời giảm chấn thương cho người tập. Sau 5 vòng thì đổi chiều.

Bài tập 2: Quay cánh tay

Một số người cao tuổi thường gặp phải các vấn đề về cơ vai, xương khớp; do đó bạn nên dành thời gian tập luyện cùng động tác quay cánh tay mỗi ngày để cải thiện các vấn đề này.

Hướng dẫn cách luyện tập: Đứng thẳng, giữ hai cánh tay thẳng và bắt đầu xoay cánh tay theo chiều kim đồng hồ. Sau 7 vòng thì đổi chiều.

Bài tập 3: Xoay hông

Bài tập xoay hông giúp người cao tuổi giảm các triệu chứng đau lưng, đồng thời giúp vòng bụng trở nên săn chắc hơn.

Hướng dẫn cách xoay hông cho người cao tuổi:

Đứng thẳng, hai tay dang ngang và xoay hông 180 độ. Thực hiện 10 vòng thật chậm và cảm giác bụng và các khớp xương sống đang hoạt động. Bài tập giúp giảm các bệnh lý về lưng, đốt cháy trực tiếp vùng bụng.

Bài tập 4: Xoay gối

Nếu bạn đang bị thoái hóa khớp, thường xuyên đau nhức đầu gối khiến việc đi lại khó khăn, thì bài tập xoay gối dưới đây sẽ rất phù hợp với bạn:

Hai chân chụm vào nhau, đầu gối tạo thành 1 góc 45 độ và hai tay đặt lên đầu gối. Xoay hai gối từ trái sang phải tạo thành 1 góc 180 độ. Thực hiện 10 vòng và đổi chiều.

Bài tập 5: Động tác Squat (ngồi xổm)

bai-tap-squat-cho-nguoi-gia

Động tác Squat ngồi xổm khá đơn giản nên ngay cả những người cao tuổi cũng có thể tập luyện mà không khiến cơ thể bị mất sức quá nhiều hoặc chấn thương.

Bài tập gym cho người cao tuổi này sẽ làm tăng độ dẻo dai cho đôi chân và vùng mông. Bạn chỉ cần ngồi xuống – đứng lên liên tục trong khoảng thời gian nhất định, tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng của bản thân.

Bài tập 6: Nâng chân

Trong khi đang ngồi trên ghế, bạn hãy cố gắng nâng hai lên sau đó hạ xuống nhưng vẫn giữ chân thẳng. Nếu việc giữ chân thẳng quá khó, bạn có thể giữ chân ở tư thế cong nhẹ, như vậy bài tập mới thực sự phát huy hiệu quả. Vài lần cho mỗi ngày sẽ tăng độ dẻo dai của cơ và sức mạnh cho đôi chân.

Bài tập 7: Đứng trên một chân

Đột quỵ là căn bệnh thường gặp ở nhiều cao tuổi. Để ngăn chặn chứng đột quỵ ở người già, bạn có thể tập đứng trên một chân hằng ngày để làm tăng khả năng giữ thăng bằng khi đứng.

Hướng dẫn cách tập luyện:

Dùng hai tay vịn ghế và giữ thăng bằng trên chân trái (hoặc chân phải tùy bạn lựa chọn), sau vài phút thì đổi chân. Khi khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, bạn có thể vịn ghế bằng một tay và sau đó tiến dần đến việc giữ thăng bằng không cần vịn ghế.

Tuy nhiên để đề phòng tai nạn đáng tiếc trong quá trình tập luyện, bạn nên lựa chọn mức độ khó phù hợp với khả năng hoặc cần có người thân ở bên cạnh giúp đỡ.

Bài tập 8: Duỗi

Người cao tuổi ngồi trên ghế, sau đó cúi đầu xuống nhưng vẫn giữ hai tay xuôi thẳng xuống đất. Cần lưu ý không nên để thân người quá căng hay gập người sâu vì như vậy sẽ rất nguy hiểm và có thể khiến người cao tuổi bị chấn thương.

Bài tập 9: Gánh đùi với ghế (Squats to chair)

bai-tap-gym-cho-nguoi-cao-tuoi-squat-to-chait

Đây tiếp tục là 1 bài tập gym đơn giản cho người già mà bạn không nên bỏ lỡ. Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị một chiếc ghế tựa. Đứng thẳng, 2 chân đưa rộng bằng vai, mắt nhìn về phía trước. 2 tay duỗi thẳng, đưa cao ngang ngực.

– Giữ nguyên tư thế tay, hít vào, co chân hạ phần hông xuống gần mặt phẳng ghế, mông không chạm ghế. Giữ trong 2 – 3s.

– Nâng người trở về trạng thái ban đầu, thở ra.

– Thực hiện động tác 20 lần rồi dừng lại.

Bài tập 10: Chống đẩy tường

huong-dan-cach-chong-day-tuong-cho nguoi-gia

Với dạng bài tập này, người cao tuổi sẽ được tăng cường sức mạnh ở cánh tay, ngực và cơ bắp vai. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần kiểm tra sàn nhà trước khi luyện tập, không nên thực hành ở nơi sàn nhà trơn vì có thể khiến người tập té ngã.

Hướng dẫn cách chống đẩy tường cho người cao tuổi:

– Đứng đối mặt với tường và cách tường 1 bước chân.

– Tay duỗi thẳng, chống lên tường, vai và tay thẳng hàng, tay mở rộng hơn vai.

– Chân khép hờ, thẳng lưng, từ eo đến chân giữ càng thẳng càng tốt.

– Đưa người về phía trước, khuỷu tay và cánh tay tạo thành 1 góc 45 độ, giữ 1 – 2 giây rồi trở về vị trí ban đầu.

– Thực hiện động tác 20 lần.

Bài tập 11: Đung đưa chân (Leg swings)

dong-tac-dung-dua-chan-giup-nguoi-gia-ren-luyen-suc-khoe-tai-nha

Tương tự như bài tập đứng trên một chân, động tác đung đưa chân cũng giúp tăng cường khả năng thăng bằng và cải thiện sự dẻo dai của phần thân dưới, từ đó giúp người già đi vững và ngăn ngừa nguy cơ té ngã.

Cách thực hiện bài tập đung đưa chân cho người lớn tuổi:

– Đứng thẳng, 2 chân chụm vào nhau, 2 tay dang rộng ra 2 bên, ngang vai, lòng bàn tay úp xuống.

– Nâng chân phải lên, sang bên phải, giữ thăng bằng trên chân trái. Đu chân phải ra trước, chéo qua chân trái, sau đó đu ngược lại vị trí ban đầu.

– Thực hiện ít nhất 20 lần trước khi đổi bên, lặp lại 3 hiệp.

Bài tập 12: Bọ chết (Deadbugs)

tu-the-bo-chet-thich-hop-cho-nguoi-gia

Bạn có thể tưởng tượng này giống như một chú bọ bị lật ngửa đang chờ chết. Tác dụng của bài tập là tác động vào cơ bụng, mông và đùi, giúp các cơ vùng này săn chắc mà không gây áp lực lên lưng dưới.

Cách thực hiện bài tập thể dục cho người cao tuổi này như sau:

– Nằm ngửa, 2 gối gập, 2 chân nhấc lên khỏi mặt đất để cẳng chân song song với mặt đất và tạo với đùi một góc 90 độ.

– Vươn 2 tay lên khỏi vai, 2 tay song song nhau và song song với đùi, ấn vào xương vai, hông nằm vững vàng trên mặt sàn. Hít vào trong khi duỗi tay phải lên khỏi đầu và chân trái duỗi thẳng, sau đó thở ra khi đưa chúng trở về tư thế ban đầu.

– Sau đó đổi bên và lặp lại, mỗi bên 5 hiệp, mỗi một động tác duỗi ra và co vào là 1 lần. Khi quay trở về tư thế ban đầu, nhớ siết bụng hướng về cột sống. Để bài tập khó hơn, nhấc đầu và vai lên khỏi mặt đất, mắt nhìn xuống chân.

– Tiếp tục thực hiện bài tập, mỗi bên 5 hiệp.

Trên đây là hướng dẫn cách tập luyện thể dục thể thao bằng các động tác đơn giản, giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe mỗi ngày. Hy vọng với những gợi ý nêu trên, người cao tuổi sẽ lựa chọn cho mình các kiểu bài tập rèn luyện sức khỏe phù hợp, từ đó nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái và thư giãn hơn.

Cũng cần lưu ý rằng, bên cạnh tập luyện thể dục mỗi ngày, người cao tuổi nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng: tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau củ; hạn chế mỡ động vật; nên ăn nhiều cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt; uống nhiều nước để cung cấp nước cho cơ thể thường xuyên. Ngoài ra phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, giữ cho tâm trạng luôn thư thái để ngăn ngừa các bệnh tật.

Nguồn; Wikisongkhoe.com

Khi lớn tuổi, các chức năng của cơ thể sẽ khiến cho người già không còn dẻo dai và nhanh nhẹn. Việc lựa chọn những môn thể thao phù hợp với điều kiện và sức khỏe sẽ giúp cho người già có cải thiện được chất lượng cũng như sống vui khỏe hơn. Vậy những môn thể thao nào mà người già nên tập luyện?

Empty

1. Đi bộ nhẹ nhàng

Đi bộ là cách luyện tập nhẹ nhàng và phù hợp với đa số người cao tuổi có thể làm được. Đi bộ thường xuyên mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe, tăng nhịp tim, cải thiện hô hấp, cải thiện sức chịu đựng, ngăn chặn nguy cơ loãng xương, cải thiện tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện giấc ngủ,…

2. Yoga giúp cơ xương dẻo dai

Yoga mang lại rất nhiều hiệu quả tốt cho sức khỏe của người cao tuổi. Yoga cũng có thể làm giảm đau nhức bằng cách tăng tính linh hoạt và dẻo dai của cơ thể.

Tập Yoga sẽ không tạo áp lực cho tim mà còn cung cấp thêm nhiều dưỡng khí cho máu và sinh lực cho các cơ quan. Qua đó có thể tăng cường quá trình chuyển hóa, kiểm soát những cảm xúc và làm cân bằng tâm lý. Ngoài ra, yoga còn giúp người già dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện trí nhớ và tự tin hơn trong cuộc sống.

3. Đi xe đạp

Đi xe đạp là hoạt động mà người cao tuổi nên duy trì. Môn thể dục này rất tốt cho việc làm săn chắc da và hình thành cơ bắp, đặc biệt ở nửa dưới của cơ thể như bắp chân, bắp đùi và phần hông, lưng của bạn.

Empty

Đi xe đạp còn tốt cho tim và hệ thống miễn dịch, giữ cân nặng, kiểm soát trạng thái tinh thần, tăng sức mạnh và sức chịu đựng. Đây là cách tập thể dục tốt nhất giúp bạn có thể chống lại các triệu chứng trầm cảm.

4. Khiêu vũ

Khiêu vũ đem lại lợi ích cho người cao tuổi bằng nhiều cách, cả về thể chất và tinh thần. Khiêu vũ thường xuyên có thể giúp chống lại căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, cũng như cải thiện sức khoẻ tim mạch của bạn.

5. Bóng Bàn

Chơi bóng bàn còn giúp nâng cao khả năng phản xạ, tăng cường nội lực cho cơ thể, tính linh động cho tất cả các khớp, có ích cho hoạt động của hệ tim mạch. Ngoài ra, môn này đòi hỏi phải suy nghĩ nhanh và có sự kết hợp giữa tay và mắt nên chơi bóng bàn sẽ giúp kích thích hoạt động của não bộ.

6. Chơi Cờ

Chơi cơ cũng là những môn thể thao khá phổ biến không chỉ ở giới trẻ mà còn đối với những người cao tuổi. Đây là bộ môn giúp rèn luyện trí nào cũng như sự tập trung cao độ. Làm giảm khả năng mắc các bệnh liên quan đến trí não như bệnh đãng trí ở người già.

7. Tập Dưỡng Sinh

Dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập gồm ba phần lớn: luyện tập, ăn uống và thái độ trong cuộc sống. Bí quyết để luyện tập có kết quả trong phương pháp dưỡng sinh chính là luyện thở. Thở sâu có tác dụng đưa dưỡng khí vào tận đáy phổi và đỉnh phổi, duy trì sức thở không bị giảm đi theo tuổi tác.

Khi lớn tuổi, người già cần quan tâm đặc biệt đến sức khỏe. Việc có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý thì chế độ tập luyện nâng cao sức khỏe cũng cần được chú trọng. Hãy tập luyện thường xuyên để có một sức khỏe dẻo dai và tinh thần lạc quan bằng những bài tập nhẹ nhàng.

Những ước mơ tuổi hưu gần gũi, giản dị

Không còn là những khát vọng lớn lao, tung hoành năm châu bốn bể như thường được nhắc đến khi con người đang ở độ thanh xuân, mơ ước ở độ tuổi quá nửa cuộc đời được gói trọn trong những mong muốn vô cùng gần gũi. Cứ mỗi 6 giờ sáng hàng ngày tại con đường ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đoạn cầu Lê Văn Sỹ (TP. HCM) luôn có nhóm các cô chú về hưu đều đặn tập dưỡng sinh. Sau khoảng một giờ tập luyện, mọi người thường dành thêm một chút thời gian buổi sáng để cà phê và trò chuyện cùng nhau về con cái, gia đình, và cả những ước mơ của mình.

Chú Bảo – 60 tuổi, luôn gây ấn tượng cho các thành viên trong hội về những câu chuyện ngao du thời trai trẻ, khi chú rong ruổi lang thang khắp Việt Nam để chụp ảnh phong cảnh. Thế mà mãi cho tới năm nay, khi bắt đầu nghỉ hưu, chú mới hoàn thành được ước mơ đưa bà xã ra Đà Nẵng để đi cáp treo lên Bà Nà cho biết và chụp cho cô một bộ ảnh thật đẹp để kỷ niệm 30 năm ngày cưới.  

Du lịch là một trong những ước mơ mà nhiều người cao tuổi mong muốn được thực hiện khi về hưu

Hay câu chuyện của dì Lành, năm nay đã 58 tuổi, hiện đang làm chủ một quán chay nhỏ. Đều đặn hàng tháng dì vẫn cùng bạn bè tổ chức phát cơm từ thiện tại các bệnh viện. Dì kể, cuộc sống trước kia nhiều lo toan, bận con cái và công việc tại cơ quan hành chính. Bây giờ con cái đã ổn, dì lại được thực hiện đam mê nấu món chay và chia sẻ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu chuyện của chú Bảo hay dì Lành cho thấy khi bước vào tuổi hưu, gánh nặng cuộc sống, gia đình, con cái đã vơi bớt phần nào. Đó chính là “độ tuổi vàng” để thực hiện những ước mơ mà trước đó họ ít có cơ hội thực hiện. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện bởi các vấn đề tuổi tác, sức khỏe lẫn tài chính.

Để thực hiện được ước mơ ở tuổi hưu, sức khỏe thể chất và sự bảo đảm về tài chính là điều người cao tuổi luôn quan tâm

Thực hiện ước mơ tuổi hưu cũng cần có bí quyết

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Khi lớn tuổi, tác động của quá trình lão hóa càng rõ rệt hơn, khiến chức năng của hệ tiêu hoá giảm, sức nhai yếu, do đó trong các bữa ăn người cao tuổi chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng mà dễ hấp thu như cá, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc…

Đời sống tinh thần phong phú: Ngay sau khi về hưu, hãy tham gia các hoạt động đi bộ, tập dưỡng sinh, các câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ dành riêng cho người cao tuổi tại địa phương, tránh việc ngồi nhà quá nhiều sẽ dễ tạo không khí tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý.  

Khỏe mạnh, vui sống và chủ động tài chính để thực hiện ước mơ, an hưởng tuổi vàng

Kế hoạch tài chính vững vàng: Việc lên kế hoạch tài chính và thực hiện một cách có kiểm soát sẽ giúp cuộc sống khi bước vào hưu trí ổn định và bền vững, từ đó việc hiện thực hóa những mơ ước cũng dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, người lớn tuổi không nhất thiết phải sở hữu một số tiền lớn, song việc chuẩn bị trước một khoản dự phòng sẽ thực sự hữu ích khi có biến cố bất ngờ xảy đến.

Thay vì chọn các kênh đầu tư cần nhiều kiến thức chuyên sâu về tài chính hoặc đòi hỏi số vốn lớn, đa số người sắp bước vào tuổi cao niên thường chọn lựa một kế hoạch bảo hiểm phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình, để vừa được đảm bảo tài chính trước các rủi ro khó lường trong cuộc sống, vừa sở hữu nhiều quyền lợi bảo vệ sức khoẻ.

Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn, dần thiếu kiên nhẫn và xem thường cha mẹ, khiến họ trở thành một “con nhím” thận trọng.

Một độc giả gửi đến mục tâm sự của Sina câu chuyện của mình: “Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới. Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: “Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ”. “Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được”, tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một mình với cái điện thoại đời mới.

Ảnh: Aboluowang.

Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: “Con à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?”.

Những dòng mẹ viết làm mắt tôi ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.

Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà đã mày mò, tìm hiểu cách tải ứng dụng”.

Độc giả bày tỏ, anh biết mẹ anh đã tổn thương. Anh chia sẻ: “Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của tôi, mà là thông điệp tôi đã truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ lại rằng: Mẹ đã già rồi, và đang dần trở nên vô dụng”. Giờ đây, khi bình tĩnh nhìn lại, anh cảm thấy day dứt, vì đã để lại những vết sẹo trong lòng đấng sinh thành.

Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi họ già đi, chính là buộc phải trở nên thận trọng hơn với con mình.

Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.

Nhưng có một ngày, những “ngọn núi” ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một “con nhím” thận trọng.

Bộ phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc Gia đình hạnh phúc từng lấy đi nước mắt của nhiều người, vì những thông điệp mà nó mang lại. Nội dung phim xoay quanh một thanh niên giỏi giang, là bác sĩ của một viện lớn, tuy nhiên anh không thăng tiến được vì nhiều đồng nghiệp khác có gia đình bề thế, địa vị hơn. Một ngày, trong nỗi thất vọng vì mất đi vị trí tiềm năng, anh về nhà trách cứ bố mình: “Bố mỗi ngày cứ hỏi con có đói không? Bố chỉ lo được cho con chuyện đói, no, không thể nào lo cho con được sự nghiệp”. Lời phàn nàn của đứa con làm người bố trống rỗng, đau khổ. Ông nói: “Là bố sai rồi, là bố không có khả năng đem lại cho con những điều tốt đẹp hơn”.

Kết quả hình ảnh cho Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già là phải thận trọng với con mình"

Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi giai đoạn cuộc đời của con giống như một bức tường ngăn giữa con và “Thần Chết”. Bất kể là lên 3, lên 5, hay 40, 60, bạn luôn cảm thấy cái chết ở rất xa chúng ta, khi cha mẹ còn ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn toàn thay đổi. Người con cảm thấy mình đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời, thấu hiểu rõ nỗi đau mất mát bởi sự mong manh của đời sống, họ trở nên già dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của cha mẹ mình.

Để tránh làm bố mẹ tổn thương, con đừng:

– Đổ lỗi cho sự “bất tài” của cha mẹ

Bạn có thể trách bố mẹ không có khả năng đem lại điều bạn muốn, nhưng đừng quên rằng họ đã trao cho bạn khả năng. Việc bạn đạt được điều bạn muốn hay không, một phần lớn phụ thuộc vào năng lực của chính mình.

– Phàn nàn về những phàn nàn của cha mẹ

Lời phàn nàn có thể khiến bạn bực dọc, nhưng họ làm vậy vì thực lòng yêu thương và mong muốn bạn tốt đẹp hơn.

Kết quả hình ảnh cho Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già là phải thận trọng với con mình"

– Cau có về sự chậm trễ của cha mẹ

Khi còn nhỏ, chúng ta dựa vào cha mẹ để bước đi. Giờ bố mẹ đã già, phải dựa vào con cái để di chuyển. Mỗi khi họ chậm chạp, lề mề, hãy nhớ về thủa ban sơ của mình, bạn cũng không khác gì như vậy.

– Ghét bỏ khi bố mẹ ốm

Sinh lão bệnh tử, con người không ai thoát khỏi quy luật tự nhiên ấy. Khi cha mẹ còn trẻ, họ chăm sóc bạn từng tí, bên bạn khi bạn ốm đau. Lúc họ về già, đây là lúc quay lại vòng tuần hoàn ấy.

Đây chính là những điều mà con người rất sợ mất khi đến tuổi 60. Hãy đọc và suy ngẫm nhé!
Người đến tuổi 60 sợ nhất là đánh mất 3 thứ này: Rất nhiều tiền cũng không mua được

Không có khoản tiết kiệm để nghỉ hưu

Hầu hết mọi người đều chuẩn bị cho quá trình nghỉ hưu của mình khi ở tuổi 60. Từ bỏ công việc và gánh nặng tiền bạc, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn tĩnh lặng của cuộc sống nhưng cũng có phần cô đơn. 

Vào thời điểm đó, nếu trong tay chúng ta không có một khoản tiền tiết kiệm nhất định, vậy thì chúng ta sẽ không thể ngừng đau đầu suy nghĩ, chi li tính toán trong mọi chi phí ăn mặc, sinh hoạt thường ngày và cả các dịch vụ y tế, sức khỏe khác. 

Có thể nhiều người nghĩ rằng mình có thể sống phụ thuộc vào số tiền mà con cái chu cấp cho cha mẹ nhưng bao giờ cũng thế, sử dụng và tiêu xài những gì tự mình làm ra vẫn đem lại cảm giác thoải mái hơn.

Mất sức khỏe

Thời gian càng trôi qua, chúng ta không chỉ sợ việc già đi, mà còn sợ một điều hơn thế đó chính là bệnh tật. 

Còn điều gì khủng khiếp hơn việc mỗi ngày đều bị bệnh lớn bệnh nhỏ quấn thân, mệt mỏi với thuốc thang và bệnh viện. Dù thức ăn có ngon cũng chẳng thấy thèm, dù cuộc sống còn tồn tại cũng chẳng thấy vui. 

Đánh mất sức khỏe cũng đồng nghĩa với đánh mất cơ hội để tiếp tục hưởng thụ những niềm vui thú của đời người mà thay vào đó là một trái tim và cả cơ thể rã rời, u ám.

Mất người cạnh bên

Khi bản thân ta già đi, những người quen, bè bạn, người cạnh bên đều cùng già đi theo năm tháng, đặc biệt là bạn đời của mình. 

Tuoi-trung-nien-00

Đó là người đã cùng ta gồng gánh gia đình suốt một thời gian dài, chia sẻ bao trách nhiệm và nhọc nhằn gian khó, cũng là người cùng vui cùng buồn, săn sóc chăm lo, nắm tay đi nốt những ngày tháng còn lại của cuộc đời. 

Mất đi người bạn đời cạnh bên là một chuyện đáng sợ. 

Một vài lời khuyên nếu bạn đang ở tuổi 60

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Số người sống đến 100 tuổi chỉ chiếm tỉ lệ là 1 trên 100.000 người.Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm.

Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ, bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.

Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai gì nữa đâu.

Đừng lo lắng nhiều quá về con cái, vì con cái có số phận của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Chúng tất nhiên biết lo cho cha mẹ, dù có lòng nhưng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm ăn và nhiều ràng buộc khác nên không thể giúp bạn được đầy đủ.

Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn con mình. Nhưng bạn có thể so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể làm thay đổi, vì chẳng có ích gì, mà lại còn tổn hại cho sức khỏe bạn…